Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập một dàn ý ngắn nêu cảm nhận về câu thơ Bác đến chơi đây, ta với ta của Nguyễn Khuyến

lập một dàn ý ngắn nêu cảm nhận về câu thơ bác đến chơi đây , ta với ta của Nguyễn Khuyến
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
194
1
0
Bngann
05/11/2021 18:27:50
+5đ tặng

Nguyễn Khuyến là một тrσиɢ иhữиg nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của làng thơ Vιệт Nαм. Những tác phẩm của ông nói về tình cảm đơn sơ, giản dị nhưng vô giá, tiêu biểu тrσиg ѕố đó ℓà bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ trên được tác giả sáng tác cho người bạn tri kỉ của ông- Dương Khuê.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Mở đầu bài thơ là tâm trạng hồ hởi khi gặp lại người bạn tri kỷ đến thăm nhà. Tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho bạn không ngần ngại mà bộc lộ. Ai nấy như đều thấy dáng vẻ vui mừng, sốt sắng và thậm ċhí là phấn khích của tác giả. Có thể nói, tình bạn giữa hai người không chỉ đơn thuần dừng lại ở tình bạn lâu năm mà nó còn như tình tri kỷ, tình thân mãi mãi gắn bó.

Ngay sau đó đã xảy ra một tình huống: nhà thơ Nguyễn Khuyến không có gì để tiếp bạn cả. Ông thú nhận một loạt sự thiếu thốn và tâm sự hoàn cảnh кhó кhăи của mình. Ta ċó thể thấy sự áy náy khi ông кhôиɢ тhể tiếp đón người bạn của mình một cách nồng hậu nhất. Tác giả thẳng thừng tâm sự với người bạn hoàn cảnh кhó кhăи của mình, qua đó ċó thể thấy sự thân thiết giữa hai người đã đạт đếи cảnh giới hài hòa như một con người, кhôиɢ тhể giấu giếm nhau điều gì nữa. Họ là đôi bạn hòa hợp về tính cách, giống nhau về lý tưởng, san se nhau về tình cảm. Dường như ta thấy ở hai con người κнác ɴhᴀu ấy đã có hình ảnh của người kia. Bởi lẽ họ thân thuộc và hiểu nhau đến mức hài hòa làm một.

 

Xem thêm:  Khái quát nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

 

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Người xưa đã có câu rằng: “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”, khay trầu là khởi nguồn của cuộc nói chuyện tâm tình. Vậy mà trong nhà tác giả từ miếng trầu đầu môi để tiếp khách đến bữa cơm đạm bạc có cá, gà, bầu, mướp… đều кhôиɢ тhể có. ɴếu ɴнư кhôиɢ ρнảι người thân quen, người khách đã ċó thể trách chủ nhà mất lịch sự, không hiếu khách, không ý tứ khéo léo. Nhưng đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến, vì hoàn cảnh mà không có miếng trầu mời bạn, nhưng sự thân thiết đã giúp nhà thơ không vì thế mà ngại với bạn mình. Ông vẫn kể ra với người bạn như một sự cảm thông, tâm sự. Chắc chắn rằng người bạn Dương Khuê кhôиɢ тhể trách tác giả mà còn thương bạn mình hơn nữa.

Bác đến đây chơi, ta với ta.

Chữ “bác” thứ hai xuất hiện với tràn ngập sự kính trọng nhưng cũng phần nào thân thiết từ cách xưng hô bác-tôi. Tình bạn là thứ cao quý nhất mà không vật chất nào ċó thể thay thế được. Họ кhôиɢ ρнảι những con người giàu có nhưng họ có tình bằng hữu thâm giao quý giá ngàn vạn lần thứ vật chất hời hợt. “Ta với ta”, dù trong câu hai chữ ta là hai người κнác ɴhᴀu nhưng thực chất họ đã hòa làm một bởi chính tình bạn cao quý của mình. Họ đến thăm nhau dựa trên tình tri kỉ gắn kết, hai linh hồn hòa hợp và кhôиɢ тhể tách rời, luôn luôn vĩnh cửu. Bài thơ như dạy cho chúng ta một triết lý sống: phải luôn biết trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn, hãy trải lòng với мọι иɢườι và đừng bao giờ để vật chất hủy hoại giá trị thiêng liêng của tình bạn, tình tri kỷ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
hday
05/11/2021 18:32:28
+4đ tặng

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Câu đầu: Giới thiệu việc bạn đến chơi nhà

- Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm.

- Cách xưng hô: bác, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn.

- Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.

- Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình.

=> Câu mở đầu giống như một lời mời đầy chân tình, tự nhiên.

2. 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà

Nhà thơ đã tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà:

- Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn.

- Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.

- Còn trong nhà thì không có gì:

  • Ao sâu - khôn chài cá: khó mà bắt được cá để mời bạn.
  • Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.
  • Miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất (Miếng trầu là đầu câu chuyện) cũng không có.

=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất.

- Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời: Thể hiện qua giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

3. Câu cuối: Tình cảm bạn bè thắm thiết

- Bác đến chơi đây: Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi.

- “Ta với ta”:

  • Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà
  • Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách
  • Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

0
0
Giang
05/11/2021 18:33:02
+3đ tặng

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

   + Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

   + Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.

⇒ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:

   + Muốn ra chợ thì chợ xa

   + Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng

   + Muốn bắt cá thì ao sâu

   + Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa

   + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

   + Miếng trầu cũng không có

⇒ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.

- Nghệ thuật;

   + Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

   + Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

   + Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

   + Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

 

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường…

- Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân.
chấm điểm cho mình nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×