Câu 5:
a) Nguyên nhân, điều kiện
* Khái niệm: “Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.
- Phong trào bắt đầu từ Italia cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.
* Nguyên nhân:
- Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.
* Điều kiện:
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu.
- Sự thắng thế của chế độ phong kiến tập quyền.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến trở nên gay gắt.
b) Nội dung:
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí.
- Đề cao giá trị chân chính của con người; con người phải được tự do phát triển.
- Văn hoá Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
c) Vai trò:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá nhân loại.
d) Ý nghĩa :
+ Góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.
=> Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.
Câu 6:
Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, văn hoá Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.
- Về tư tưởng: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo phát triển. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Văn học:
+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao. Với những nhà thơ tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ,...
+ Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh - Thanh: Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung, Thủy Hử - Thi Nại Am, Tây Du Kí - Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần,...
- Lịch sử: Bộ sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử,...
- Nghệ thuật, kiến trúc: những công trình đồ sộ, đặc sắc: Vạn lý trường thành, Tử cấm thành, Tượng phật bằng ngọc thạch,...
- Kĩ thuật: có nhiều phát minh quan trọng như giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng,...