Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể

3 trả lời
Hỏi chi tiết
252
1
1
Tạ Thị Thu Thủy
09/11/2021 09:38:22
+5đ tặng

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rồi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một tẳm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cât tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.

Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Văn Cường
09/11/2021 09:39:33
+4đ tặng

Đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà...

Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muốn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:

- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật I làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh trai cày:

- Con thật có công với gia đình ta. Con đã chịu khó ba năm, trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày mừng rỡ xách dao lên rừng. Anh không biết ở nhà hai lão nhà giàu đã sắp sẵn cỗ bàn để làm lễ cưới con trai, con gái chúng. Hai lão hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ!”

Về phần anh trai cày, anh hì hụi trèo đèo lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm mà chỉ thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Anh buồn quá, ngồi bưng mặt khóc. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi:

- Làm sao con khóc?

Anh trai cày thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Bụt cười và bảo:

- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có ngay cây tre trăm đốt.

Nói xong, Bụt biến mất. Anh trai cày làm đúng lời Bụt bảo, quả nhiên cả trăm đốt tre dính liền nối nhau thành một cây tre rủ trăm đốt. Anh sung sướng nâng lên vai vác về. Song, tre dài quá, vướng bờ vướng bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi xuống khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:

- Cây tre trăm đốt có rồi, sao con còn khóc?

Anh nói tre dài quá không vác về nhà được, Bụt liền bảo:

- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất”, những đốt tre ấy sẽ rời ra!

Anh làm theo lời Bụt, quả nhiên cây tre rời ra trăm đốt, anh kiếm dây rừng buộc làm hai bó, mừng rỡ gánh về.

Lúc anh về tới nơi, thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới biết rõ là lão nhà giàu đã lừa anh và đã lén lút đem con gái gả cho người khác. Anh giận lắm nhưng không nói năng gì, lẳng lặng gấp trăm đốt tre nối nhau và hô: “Khắc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Lão chủ thấy lạ, chạy lại gần xem. Anh đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão tà dính liền ngay vào cây tre, không tài nào dứt ra được. Lão thông gia thấy vậy chạy lại định gỡ cho nhà chủ. Anh đợi cho hắn tới gần, rồi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy anh trai cày xin anh gỡ ra cho và hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho anh ngày hôm đó. Lúc bấy giờ, anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì cả hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng chia thành trăm đốt. Anh trai cày làm lễ cưới cô gái và hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc suốt đời.

Khi nghe xong chuyện “Cây tre trăm đốt”, các bạn nhỏ ngồi quanh bà đều là lên: “Đáng đời cho bọn gian tham, quỷ quyệt!”. Mấy lời đó đã làm em ngẫm nghĩ: Tụi nó nhỏ mà cũng biết suy xét phải trái. Ở đời, những kẻ tham lam thường chuốc hại cho mình, còn những người hiền lành, chăm chỉ như anh trai cày sẽ được mọi người yêu quý và đạt được kết quả tốt đẹp.

0
0
MaiTrang
14/12/2021 20:14:15

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống được tất cả người dân yêu mến và mong chờ. Và bánh chưng, bánh giầy là hai món ăn đặc trưng, không thể thiếu vào ngày Tết. Để giải thích về ý nghĩa, nguồn gốc của hai loại bánh này, ông cha ta thường kể cho con cháu mình nghe về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.
 

Truyền thuyết lấy bối cảnh vào thời vua Hùng Vương, khi vị vua đang cai trị đã đến tuổi già yêu, muốn truyền ngôi cho con cái của mình. Theo ông, người làm vua cần phải kế thừa được tài đức, lý tưởng của ông chứ không nhất thiết phải làm con trưởng. Điều đó gây nên một trận xôn xao trong các hoàng tử. Cuối cùng nhà vua ra chỉ rằng: Vào ngày lễ tiên vương, ai làm ra được một món ăn vừa ngon, lại ý nghĩa, được lòng tất cả mọi người thì sẽ được nối ngôi. Chiếu chỉ vừa ra, tất cả các hoàng tử đều ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm, sơn hào hải vị từ khắp nơi. Chỉ mong làm hài lòng vua cha.

Trong lúc ấy, chỉ có người con trai thứ mười tám của ngài - hoàng tử Lang Liêu là chẳng làm gì cả. Bởi chàng có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ chẳng có gì cả. Vậy nên, chàng tự bỏ mình ra khỏi cuộc đua dành ngôi báu. Một hôm trong khi nằm mơ, chàng được một vị thần báo mộng, chỉ cho cách làm món bánh ngon, giàu ý nghĩa từ gạo nếp. Nghe theo lời dạy của thần, Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ tiên vương, món bánh của Lang Liêu trở thành món bánh vua cha ưng ý nhất. Các cận thần cũng trầm trồ khen ngon. Đã thế món bánh còn rất giàu ý nghĩa, tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời. Vì vậy, thuận lí thành chương, Lang Liêu được vua Hùng chọn trở thành người kế vị. Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết, nhân dân ta lại đem gạo nếp ra làm bánh chưng, bánh giầy để đặt lên mâm thờ tổ tiên.

Tục lệ ấy đến bây giờ vẫn còn được giữ. Bởi món bánh ấy không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa nữa. Nếu thiếu đi bánh chưng thì nghĩa là cái Tết ấy chẳng còn trọn vẹn nữa rồi.

Kể lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em mẫu 2

Trong những truyền thuyết mà em đã được học, em thích nhất là truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy. Không chỉ bởi đây là một câu chuyện thú vị, mà còn bởi vì nó nhắc đến một truyền thống tốt đẹp vẫn được nhân dân ta lưu giữ từ ngàn đời nay.

Nhân vật chính của truyền thuyết đó là hoàng từ Lang Liêu. Chàng là con trai thứ mười tám của Vua Hùng. Tuy là hoàng tử, nhưng do mẹ mất sớm lại không được vua cha quan tâm. Nên từ nhỏ chàng không được sống trong nhung lụa như những hoàng tử khác. Trái lại, chàng sống gần gũi với thiên nhiên, với những người nông dân. Trong nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ người hầu hay của cải, vàng bạc vô cùng ít ỏi. Vậy nên, khi nghe tin vua cha muốn tìm người nối ngôi, thông qua thử thách tìm ra món ngon nhất để thờ Tiên Vương. Thì chàng đã chẳng dám nghĩ đến việc chiến thắng. Bởi các hoàng tử khác ra lệnh cho quân lính đi khắp nơi tìm sơn hào hải vị còn chàng thì chẳng có gì.

Khi chàng đang trong tận cùng của sự chán nản, thì trong một lần ngủ say, chàng đã gặp được sự chỉ dẫn của thần. Thần dạy cho chàng biết được, thứ lương thực quý giá nhất trên đời này chính là hạt gạo chứ không phải món nào khác. Rồi chỉ cho chàng cách nấu món bánh từ gạo nếp sao cho thơm ngon nhất. Nghe theo lời dạy của thần, sáng hôm sau, khi vừa thức dậy, chàng ngay lập tức bắt tay vào nấu bánh. Đầu tiên, chàng vào trong kho, tìm kiếm từng hạt gạo nếp, sao cho hạt nào cũng thật trắng trẻo, tròn đầy. Rồi đem đi vo thật sạch, không chút bụi bẩn nào. Sau đó chọn miếng thịt lợn thật tươi ngon, cùng với đỗ xanh làm nhân. Bên ngoài dùng lá dong gói lại, bọc thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ, quyện hết vào nhau. Sau đó, để thêm phong phú, vẫn là những hạt gạo nếp được lựa chọn kĩ càng ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn nặn thành hình tròn đầy đặn như mặt trăng.

Đến ngày lễ Tiên vương, hai món bánh của Lang Liêu được vua cha và các viên quan hết lời khen ngợi vì không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa. Sau một hồi ngẫm nghĩ, vua Hùng nhận xét “Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”. Nói rồi, ngài đưa ra quyết định “Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.

Sau khi lên ngôi vua, Lang Liêu trở thành một vị vua yêu dân như con được người người kính trọng. Hai món bánh của chàng cũng trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về. Đến tận bây giờ, Tết năm nào, em cũng được cùng bố ngồi bên bếp lửa nấu nồi bánh chưng. Đó là niềm vui mà khó câu chữ nào có thể tả xiết.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo