Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác?
A. Thanh Tịnh
B. Nguyên Hồng
C. Nam Cao
D. Ngô Tất Tố
Câu 2: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Tuỳ bút
C. Bút kí
D. Truyện ngắn trữ tình
Câu 3: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
A. Người nhà lí trưởng
B. Cai lệ
C. Chị Dậu
D. Anh Dậu
Câu 4: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra
B. Khi các que diêm tắt
C. Khi trời sắp sáng
D. Khi em nghĩ đến việc cha mắng
Câu 5: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải có bề thế.
B. Tác phẩm đó phải đẹp.
C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
D. Tác phẩm đó phải độc đáo.
Câu 6: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?
A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo.
B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 7: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “…......…là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
A. Truyện ngắn
B. Thơ trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Hồi kí
Câu 8. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
Câu 9: Tình thái từ trong câu " Cô mệt ạ?" biểu thị điều gì?
A. Nghi vấn, kính trọng.
B. Nghi vấn, bình thường.
C. Cảm thán, bình thường.
D. Cầu khiến, kính trọng.
Câu 10: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?
A. Hôm nay anh không học à?
B. Bác nghỉ, cháu đi làm đây ạ!
C. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
D. Thôi im đi, anh hiệp sĩ mù
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 11. 12 bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”
(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)
Câu 11: Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
A: Đánh nhau với cối xay gió, Xéc-văn-tét
B: Chiếc lá cuối cùng, O-hen-ri
C: Lão hạc, Nam Cao
D: Hai cây phong, Ai-ma-tốp
Câu 12: Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Phóng sự
D. Hồi ký
Câu 13: Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?
A. Dân chủ, tiến bộ
B. Chuyên viết về nông thôn
C. Chuyên viết về những cuộc kháng chiến cam go
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Hãy nêu những sự việc tiêu biểu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)?
A. Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.
B. Chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn - Nói chuyện với bà cụ hàng xóm - Chị cãi nhau với tên cai lệ - anh Dậu khuyên vợ không nên làm như thế.
C. Anh Dậu đang chuẩn bị ăn cháo thì cai lệ xông vào - Chị Dậu van xin hắn - Hắn vẫn nhất quyết không tha và hô hào to hơn - Chị Dậu bị cai lệ tát.
D. Vợ chồng nhà Dậu ăn cháo - Cai lệ xông vào đánh đập anh Dậu và hô người trói giải ra đình làng - Chị Dậu van xin không được đã chống lại bọn tay sai.
Câu 15: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?
A. Chị Dậu vẫn thiết tha.
B. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
C. Chị Dậu run run.
D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
Câu 16: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mìh muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng, theo Ngữ văn 6, tập 2)
Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
A. Đầu đoạn
B. Cuối đoạn
C. Giữa đoạn
D. Cả đầu và cuối đoạn
Câu 17: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
A. Song hành
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Bổ sung
Câu 18: Ý nào nói ĐÚNG về điểm khác biệt giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
A: Từ ngữ địa phương sử dụng rộng rãi, biệt ngữ xã hội sử dụng hẹp
B: Từ ngữ địa phương là từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội là được sử dụng trong xã hội nhất định và không được sư dụng phổ biến vì nó là biệt ngữ
C: Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một ( một số) địa phương nhất định, biệt ngữ xã hội được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
Câu 19: Đâu là ý ĐÚNG thể hiện sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ về đặc điểm ngữ pháp?
A: Trợ từ không thể tách ra thành một câu mà thường đi kèm với từ khác, thán từ thường đứng đầu câu và có thể tách ra thành một câu đặc biệt
B: Trợ từ có thể tách ra thành một câu riêng đứng độc lập, thán từ thường đi kèm với các từ khác để nhấn mạnh và bổ sung ý nghĩa hoàn chỉnh
C: Trợ từ thường đứng độc lập và nhấn mạnh ý cho câu
D: Thán từ đi kèm với các từ khác để bày tỏ cảm xúc nên không thể tách riêng độc lập
Câu 20: An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho độc giả nào?
A. Những thuỷ thủ.
B. Dân nghèo thành thị.
C. Trẻ em.
D. Thị dân.
Câu 21: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
D. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch
Câu 22: “Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"
(Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho.
B. Muốn được trường sinh bất tử.
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Câu 23: Trong đoạn văn sau, câu nào không có yếu tố miêu tả?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
(Lão Hạc)
A. Mặt lão đột nhiên co rúm lại
B. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
C. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
D. Lão hu hu khóc...
Câu 24: Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?
A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".
Câu 25: Câu văn nào sau đây trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?
A. "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
B. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
C. "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
D. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
Câu 26: Mạch truyện ‘‘ Tôi đi học’’ diễn biến theo trình tự thời gian nào?
A. Hiện tại - quá khứB. Hiện tại - tương lại
C. Hiện tại - quá khứ - hiện tại
D. Hiện tại - quá khứ - tương lai
Câu 27: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Cá chép, cá cờ, cá cảnh
B. Hoa sen, hóa súng, hoa hướng dương, hoa hải đường
C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộcD. Nem, rau xào, ca rán, canh, súp
Câu 28: Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Cảm giác.B. Hình dáng.
C. Đặc điểm.
D. Tính chất.
Câu 29: Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau “Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!”
A: Có ý nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế
B: Có ý nhấn mạnh về mức độ thấp, phạm vi hạn chế
C: Có ý nghĩa bổ sung
D: Có ý nghĩa tổng kết
Câu 30: Ý nào nói đúng nhất về chuyển biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong đoạn trích ‘‘ Trong lòng mẹ’’ khi nghe bà cô nói về mẹ của mình
A: Nhận ra ý nghĩ cay độc trong lời nói của bà cô -> im lặng cúi đầu không đáp, khóe mắt cay cay -> cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng, đau đớn tột cùng
B: Nhận ra ý nghĩ cay độc trong lời nói của bà cô -> cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng, đau đớn tột cùng -> im lặng cúi đầu không đáp, khóe mắt cay cay
C: Nhận ra ý nghĩ cay độc trong lời nói của bà cô -> đáp lại bà cô -> khóc không ra tiếng
D: Nhận ra ý nghĩ cay độc trong lời nói của bà cô -> im lặng -> đáp lại bà cô
Câu 31: Ý nào ĐÚNG nhất khi nói về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?
A: Tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của nhân vật . Biệt tài miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
B: Nhẹ nhàng, đi sâu vào nội tâm nhân vật, có tính châm biếm
C: Song song giữa hiện thực và quá khứ, miêu tả diễn biến tâm lí con người
D: Chuyên viết về sự đối lập giữa tính cách con người trong xã hội
Câu 32: Ý nào KHÔNG nêu lên quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám?
A: Nghệ thuật mang tính hiện thực
B: Nghệ thuật mang tính châm biếm, đả kích
C: Nghệ thuật mang tính sáng tạo
D: Nghệ thuật mang tính nhân văn và lương tâm của nhà văn
Câu 33: Ý nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn sau: “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
A. Sự yếu đuối của lão Hạc.
B. Sự già nua của lão Hạc.
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.
D. Sự khổ cực của lão Hạc.
Câu 34: Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Theo em, "nghĩa khác" của cái đáng buồn ấy là gì ?
A. Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết
B. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến
cái chết
C: Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm
D. Lão Hạc chết mà không được gặp con đê’ trăng trối
Câu 35: Ý nào KHÔNG nằm trong nghệ thuật trong ‘‘ Lão Hạc’’ của Nam Cao
A: Miêu tả tâm lí nhân vật
B: Cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt
C: Những chi tiết châm biếm, đối lập
D: Lời văn giàu tính triết lí và chất trữ tình
Câu 36: Từ nào sau đây là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: Lò dò, loẹt quẹt, xào xạc, rì rào, lênh khênh, khúc khuỷu, bộp, chát, vùn vụt
A: Từ tượng hình: Lò dò, lênh khênh, khúc khuỷu, vùn vụt. Từ tượng thanh: Loẹt quẹt, xào xạc, rì rào, bộp, chát
B: Từ tượng hình: Lò dò, lênh khênh, xào xạc, vùn vụt. Từ tượng thanh: Loẹt quẹt, xào xạc, rì rào, bộp, chát
C: Từ tượng hình: Lò dò, lênh khênh, khúc khuỷu, vùn vụt, loạt quẹt . Từ tượng thanh: xào xạc, rì rào, bộp, chát
D: Từ tượng hình: lênh khênh, khúc khuỷu, vùn vụt. Từ tượng thanh: Loẹt quẹt, xào xạc, rì rào, bộp, chát, lò dò
Câu 37: Ý nào sau đây nói đúng nhất về TÍNH CÁCH của Đôn-ki-hô-tê trong ‘‘ Đánh nhau với cối xay gió’’ của Xéc-van-tét
A: Dũng mãnh, trọng danh dự nghĩ đến việc chung
B: Thật thà nghĩ đến cuộc sống của riêng mình
C: Thật thà, dũng cảm
D: Luôn nghĩ đến những việc đem lại lợi ích cá nhân
Câu 38: Một trường từ vựng:
A: Một trường từ vựng có chỉ một trường từ vựng nhỏ hơn. Một trường từ vựng có thể bao gồm các từ khác biệt nhau về từ loại
B: Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một trường từ vựng có thể bao gồm các từ khác biệt nhau về từ loại
C: Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một trường từ vựng chỉ có chung nhóm loại
D: Một trường từ vựng có thể gồm nhiểu trường từ vựng. Một trường từ vựng cùng đều phải là danh từ
Câu 39: Nhân vật tên cai lệ trong ‘‘ Tức nước vỡ bờ’’ của Ngô Tất Tố đại diện cho:
A: Xã hội phong kiến tàn ác, bất công
B: Đại diện cho tay sai quyền lực
C: Đại diện cho những thế lực quyền cao trong xã hội phong kiến
D: Xã hội phong kiến với những luật lệ tốt đẹp
Câu 40: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
C. Để tô đậm tính cách nhân vật
D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 41: Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?
A. Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.
B. Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.
C. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.
D. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.
Câu 42: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì?
A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
B. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
C. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
Câu 42. Cho đoạn sau:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...”
Các từ " gàn dở, bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi" thuộc trường từ vựng nào?
A. Chỉ hình dáng con người
B. Chỉ trình độ con người
C. Chỉ tính cách con người
D. Chỉ thái độ con người
Câu 2. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình ?
A. rộn rã
B. tưng bừng
C. âu yếm
D. rụt rè
Câu 43. Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
B. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống
C. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật
D. Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động
Câu 44: Văn bản : “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
A. Tự sự, Miêu tả, Nghị luận
B. Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận
C. Biểu cảm, Tự sự, Miêu tả
D. Nghị luận, Tự sự
Câu 45: Câu văn nào KHÔNG nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?
A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.
B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.
C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.
D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.
Câu 46: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Đoạn trích là những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích là tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng. Sự cay nghiệt trong cả giọng nói và hành động
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ, tình cảm của Hồng đối với mẹ
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng, tình cảm của Hồng đối với mẹ.
Câu 47: Cho đoạn văn sau:
U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên Thận.
Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các bó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao.
(Bùi Hiển, Ngày công đầu tiên của cu Tí)
Tìm câu liên kết trong đoạn văn.
A. Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy
B. U lại nói tiếp
C. Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?
D. Thôi, cái gì làm một cái thôi
Câu 48: Câu nói sau của Đôn Ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão?
"...ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài".
(Đánh nhau với cối xay gió)
A. Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào.
B. Đôn Ki-hô-tê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.
C. Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.
D. Đôn Ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô Pan-xa.
Câu 49. Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
A. Người cô cười như diễn viên.
B. Người cô thích khôi hài.
C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
D. Người cô diễn kịch.
Câu 50: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Câu 51: Trong văn bản Trong lòng mẹ, từ ngữ nào đúng tâm địa bà cô của bé Hồng?
A. Xấu xa đê tiện.
B. Hiểm độc và tàn nhẫn.
C. Lắm lời, thích phỉ báng.
D. Ghen ghét, nhẫn tâm.
Câu 52: Đọc đoạn văn sau:
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long song sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
(Lão Hạc)
Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao
B. Chốc chốc
C. Vật vã
D. Mải mốt
Câu 53: Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
A. gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
B. Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
C. Thể trạng của những người bị mắc nghiện
D. Gầy và cao
Câu 54: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Dùng từ nối và đoạn văn
B. Dùng câu nối và đoạn văn
C. Dùng từ nối và câu nối
D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng
Câu 55: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
“Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
..., những vấn đề tác phẩm Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.”
A. Tuy nhiên
B. Hơn nữa
C. Vì vậy
D. Mặt khác
Câu 56: Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Ẩn dụ.
Câu 57: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Thuyết minh.
D. Miêu tả.
Câu 58: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.
A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.
Câu 59 : Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.
Câu 60: Tình thái từ trong câu "Trưa nay các em được về nhà cơ mà" thuộc loại nào?
A. Tình thái từ nghi vấn.
B. Tình thái từ cầu khiến.
C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
D. Tình thái từ cảm thán.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |