Câu 1:
BÓNG TỐI
ÁNH SÁNG
Chi tiết miêu tả
- Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.
- Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa.
- Khe ánh sáng phát ra từ một số cửa hàng.
- Vệt sáng lập lòe của những con đom đóm.
-Một chấm lửa nhỏ và vàng đi trong đêm tối.
-Từng hột sáng lọt qua phên nứa từ của hàng của Liên.
- Luồng sáng thân mật quanh ngọn đèn con của chị Tý.
Nhận xét
- Bóng tối dày đặc lan tỏa bao trùm khắp không gian phố huyện càng sẫm đen hơn.
- Ánh sáng nhỏ bé yếu ớt le lói với nhứng khe, chấm,vệt, hột,cuồng.Và có lẽ điểm sáng nhất phố huyện chính là cuồng sáng thân mật của chị Tý, không phải ngẫu nhiên nhà văn tả đi tả lại ngọn đèn ấy không chỉ bởi ngọn đèn sáng nhất mà còn bởi đây là nơi tập trung cư dân khi phố huyện đêm về.
Ý nghĩa biểu trưng
- Bóng tối chính là biểu tượng trong cuộc sống nghèo đói của người dân phố huyện trước cách mạng.
-Ánh sáng chính là biểu tượng cho số phận nhỏ bé lay lắt tội nghiệp của người dân phố huyện như: hai mẹ con chị Tý, chị em Liên,.....
Câu 2:
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để khắc họa bóng tối và ánh sáng nơi phố huyện lúc đêm về là: Đối lập
Câu 3: Tâm trạng của Liên
- Sự rung cảm tinh tế trước những cảnh sống xung quanh, ấy là sự tưởng tượng thú vị khi ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm đầy ánh sao lấp lánh với những vệt sáng của đom đóm, nghĩ về một thế giới cổ tích xa xăm.
- Quan sát rất tỉ mỉ, nhạy bén phát hiện được những sự biến chuyển của cuộc sống trong chi tiết các loại nguồn sáng với đủ hình dạng, kích thước, sắc thái.
- Ước mơ về sự đổi đời, thể hiện trong việc cô bé luôn hướng về nguồn sáng, hướng về những ánh sáng hiện diện nơi phố huyện, nhớ về ánh sáng ở Hà Nội.