Cầu dao là công tắc điện sử dụng nhằm bảo vệ mạch điện khi gặp tình trạng quá tải, sụt áp hoặc ngắn mạch. Thiết bị này còn dùng để đóng ngắt mạch điện bằng tay. Do đó, nó có nhiệm vụ tìm những dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện.
Cấu tạoCầu dao có 2 cấp tiếp điểm đó là tiếp điểm chính và hồ quang hoặc 3 tiếp điểm gồm chính, phụ và hồ quang. Nếu đóng mạch, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng lại.
Tiếp điểm hồ quang đóng trước, sau đó đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính. Trái lại khi ngắt mạch, tiếp điểm chính sẽ mở trước và tới tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm hồ quang.
Do đó, hồ quang chỉ cháy ở tiếp điểm hồ quang, vì vậy có thể bảo vệ tiếp điểm chính để dẫn điện. Hơn nữa, bạn cần sử dụng thêm tiếp điểm phụ nhằm tránh hồ quang cháy lan khiến tiếp điểm chính bị hỏng.
Nguyên lý hoạt độngKhi đóng điện ở tình trạng bình thường, cầu dao sẽ ở trạng thái đóng tiếp điểm bởi 2 móc tương ứng với móc 3 ở trên cụm tiếp điểm động. Lúc này, bật cầu dao về trạng thái ON, dòng điện ở nam châm điện 5 cùng phần ứng 4 không hút.
Nếu mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống khiến móc 3, 5 bật nhả và thả tự do, lò xò 1 cũng được thả lỏng. Các tiếp điểm của cầu dao sẽ mở ra và mạch điện bị ngắt hẳn.
Cầu dao dùng để làm gì ?Cầu dao ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình công nghiệp và dân dụng lớn nhỏ khác nhau. Thông thường nó được lắp ở gia đình, hộ chung cư, nhà hàng, khách sạn, nhằm giúp bạn xử lý nhanh sự cố chập cháy, rò điện…
Sự khác nhau giữa cầu dao điện và AptomatCầu dao điện và Aptomat đều là thiết bị dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Nhưng giữa chúng vẫn có nhiều điểm riêng biệt!
Khác nhau về thiết kếThiết bị được thiết kế rất đơn giản gồm: Tay gạt Aptomat hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác dễ dàng bằng cách gạt cầu dao điện. Với Aptomat thiết kế pha và cực sẽ tùy vào số cực mà kích cỡ của Aptomat sẽ khác nhau.
Khác nhau về tính năngCầu dao điện có nhiệm vụ giúp người dùng ngắt cầu dao khi lắp hệ thống điện, đi dây dẫn và lắp những thiết bị điện ở gia đình. Hơn nữa, cầu dao này sẽ không có khả năng tự ngắt dòng điện hoặc hệ thống khi gặp sự cố.
Aptomat sở hữu nhiều tính năng ấn tượng hơn cầu dao. Nó có thể lắp ở nhiều công trình khác nhau và tự động đóng ngắt khi không may xảy ra trục trặc trên thiết bị điện. Aptomat còn khắc phục được những tình trạng cháy nổ ở thiết bị.
Khác nhau về giá thànhThực tế, cầu dao điện có giá thành hợp lý hơn Aptomat. Nhờ thiết kế nổi trội cùng những ưu điểm ấn tượng, sản phẩm được lắp đặt phổ biến ở những không gian khác nhau, đem đến sự an toàn bền bỉ nhất cho thiết bị điện.
Phân loại cầu dao đảo chiềuViệc đưa thiết bị hiện đại vào để sử dụng trong xã hội ngày nay rất phổ biến. Đáng chú ý nhất là cầu dao đảo chiều, nhưng mẫu này cũng được phân ra nhiều loại khác nhau như sau:
Cầu dao đảo chiều 1 phaThiết bị có 3 vị trí đấu nối điện và mỗi vị trí sẽ có 2 cực. Với cấu tạo đơn giản gồm: Đế sứ cách điện, đầu ốc vít nhằm mắc nối dây điện và cần gạt điều khiển.
Công suất của cầu dao đảo chiều 1 pha nhỏ nên việc kết nối nhanh với dòng điện, đảo chiều sẽ phù hợp với người dùng điện năng an toàn và nhanh chóng.
Cầu dao đảo chiều 3 phaThiết bị có 3 khớp nhằm chuyển đổi nguồn điện tương ứng với từng trường hợp. Công suất của loại cầu dao đảo chiều 3 pha tương đối lớn, khả năng bảo vệ mạng lưới điện và máy phát điện cao và nhanh chóng.
Đặc biệt, loại này rất bền, ít xảy ra sự cố hỏng hóc, dễ lắp đặt nên đa số các công ty, nhà xưởng thường ứng dụng mẫu này để bảo vệ thiết bị điện.
Hướng dẫn cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha và 3 phaVới những anh thợ điện, chắc chắn sẽ biết cách đấu nối cầu dao đảo chiều 1 pha và 3 pha. Nhưng với những ai không có chuyên môn, việc này quả thật rất khó khăn!
Cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha
Bước 1: Xác định nơi lắp đặt cầu dao đảo chiều 1 pha sao cho hợp lý nhất. Sau đó tháo nắp nhựa cách điện và dùng vít vặn khớp cầu dao vào vị trí cần lắp.
Bước 2: Thực hiện đấu 2 dây sử dụng cho tải tiêu thụ vào trong 2 chấu giữa của cầu dao đảo chiều.
Bước 3: Tiếp tục đấu 2 dây nguồn vào điện lưới 2 cực trên hoặc dưới của cầu dao. Trước khi đấu nối bạn nên dùng bút thử điện kiểm tra 2 dây 1 lần.
Bước 4: Đấu 2 dây nguồn lấy điện áp ở máy phát điện vào hai cực còn lại của cầu dao đảo.
Bước 5: Kiểm tra vị trí đấu nối đã được chắc chắn chưa. Khi đã chính xác thì lắp nắp bảo vệ và đóng nguồn điện vào.
Ở cầu dao chính của điện lưới, bạn nên đấu nối thêm 1 đường dây riêng đến cầu dao đảo chiều và 1 đường dây riêng thứ 2 nối với máy phát điện.
Bước 1: Ngắt công tắc điện của các thiết bị điện đang hoạt động, sau đó kéo cầu dao đảo tới điểm giữa nhằm tách rời phụ tải lẫn thiết bị ra khỏi nguồn điện lưới và máy phát điện.
Bước 2: Khởi động máy phát điện và kiểm tra đồng hồ đạt mốc 200V trở lên khi chạy không tải, thì máy phát điện hoạt động ổn định.
Bước 3: Dịch chuyển cầu dao đảo chiều với nguồn điện từ máy phát điện ra để cấp cho các thiết bị khác, đảm bảo an toàn khi bật thiết bị.
Bước 4: Nếu có điện lưới quốc gia, bạn cũng thực hiện tương tự như trên. Nhưng chỉ khác là cầu dao đảo sẽ bắt với nguồn điện lưới.