Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Lâm Thị Mĩ Dạ đã viết:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Bởi lẽ, từ khi chúng ta còn thơ bé đã thấm nhuần những câu chuyện cổ của bà của mẹ. Trong số đó, cô Tấm diu hiền trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn là hình mẫu lí tưởng để chúng ta ao ước.
Trong truyện, cô Tấm là từ một cô gái mồ côi mà trở thành hoàng hậu. Từ nhỏ đã mất mẹ, cha lại lấy vợ rồi mất sớm, Tấm sống chung với mẹ ghẻ và con của mụ là Cám. Cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Vậy mà cô Tấm chăm chỉ chưa bao giờ than vãn. Nhưng ngay khi chăm chỉ làm việc, cô Tấm cũng bị cướp mất thành quả lao động của mình là chiếc yếm đỏ. Nghe lời mụ dì ghẻ, ai bắt được nhiều tôm tép hơn thì sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Đó quả là niềm ao ước với cô gái vẫn ngày ngày đầu tắt mặt tối làm việc. Tấm chăm chỉ mò cua bắt tép, do đã quen mà chỉ một lúc đã đày giỏ. Còn Cám chỉ mải chơi, dạo hết ruộng nọ đến ruộng kia. Tấm vì thật thà, cả tin mà bị Cám lừa gạt lấy mất giỏ tép, cướp luôn yếm đỏ. Tủi thân, Tấm bưng mặt khóc. Sự buồn tủi của cô gái nhỏ đã được bụt giúp đỡ. Khi bụt lên đã trao cho Tấm một người bạn tinh thần vô cùng quý giá. Đó chính là con cá bống. Với một cô gái luôn buồn khổ và cô đơn, bị đối xử tệ bạc như Tấm, cá bống quả là một người bạn vô giá. Hằng ngày, để nuôi sống người bạn đó, Tấm chia phần thức ăn ít ỏi của mình cho Bống, tâm sự với Bống. Tưởng chừng cuộc sống của Tấm dù thiệt thòi nhưng sẽ được yên ổn. Vậy mà, mụ dì ghẻ và Cám lại ghen ghét, ăn thịt mất cá bống. Tấm tủi thân cũng chỉ biết khóc. Bụt liền bày cách chôn xương bống cho Tấm. Tấm răm rắp nghe thôi mà không hay biết rằng những hành động vô tư, chân thành của mình sẽ đem lại những điều bất ngờ sau này.
Cuộc sống của Tấm sẽ chẳng thay đổi nếu như không có yến hội do nhà vua tổ chức. Như bao cô gái khác, Tấm cũng ao ước được đi xem hội. Vậy mà mẹ con Cám nỡ nhẫn tâm cướp mất niềm vui tinh thần đó, hành hạ Tấm bằng cách trộn thóc với gạo và bắt Tấm nhặt, nhặt xong mới được đi chơi. Điều này quả thật là quá sức với cô gái. Tấm lại bưng mặt khóc nức nở. Lúc này Bụt hiện lên và giúp Tấm. Sự chân thành, chăm chỉ thật thà của Tấm đã khiến cô được sự giúp đỡ, được đi chơi hội. Đến chỗ lội, Tấm vì vội vàng mà đánh rơi chiếc giày. Và như một phần thưởng cho cô gái hiền lành, nết na, nhà vua nhặt được chiếc giày và quyết tâm lấy chủ nhân của chiếc giày làm vợ. Cô Tấm từ một cô gái nghèo khổ đã trở thành hoàng hậu trong sự hằn học của mẹ con Cám.
Nếu dừng lại ở đây thì Tấm Cám sẽ rất giống với mô típ lọ lem của các nước trên thế giới. Nhưng phần sau của “Tấm Cám” mới là sự sáng tạo tài tình của nhân dân ta. Hạnh phúc không phải dễ dàng có được, không phải chỉ do Bụt, do may mắn mà có mà con người phải tự đấu tranh để giành lấy. Tấm trở thành vợ vua nhưng vẫn hiếu thảo như xưa. Nàng về quê giỗ cha những không ngờ mẹ con Cám đã giăng bẫy sẵn nhằm giết hại Tấm. Chặt cau khiến Tấm ngã xuống ao chết, cái ác là mẹ con Cám đã đi đến tận cùng. Nếu khi xưa, chúng cướp đi vật chất, tinh thần của cô Tấm thì bây giờ nhẫn tâm cướp đi cả tính mạng của người khác. Cũng từ đây, Cô Tấm hóa kiếp nhiều lần để đòi lại hạnh phúc của mình. Hóa thành chim vàng xanh quấn quýt bên vua, hóa thành cây xoan đào che bóng mát cho người chồng yêu quý, rồi hóa thành khung cửi để chửi rủa Cám. Mỗi lần, cô Tấm càng mạnh mẽ nhẫn nại bao nhiêu thì mẹ con Cám lại càng nhẫn tâm, tàn ác quyết giết hại Tấm bấy nhiêu. Cuối cùng, cô Tấm náu mình trong quả thị ở cùng với bà hàng nước. Rồi như một sự sắp đặt của ý trời và duyên phận. Nhà vua tìm thấy Tấm khi ghé qua quán nước của bà cụ tốt bụng. Tấm trở cung tìm lại hạnh phúc của mình
Đáng nói nhất chính là phần kết truyện có nhiều dị bản. Trong đó Tấm dội nước sôi Cám hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng bị ông trời trừng phạt. Xoay quanh mỗi cái kết có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta xưa vẫn mong cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và cái ác phải bị trừng trị
“Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |