Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về ​Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
2 trả lời
Hỏi chi tiết
14.460
6
1
Cô Pé Thiên Yết
25/03/2018 07:22:11
Ngày chủ nhật nếu ở nhà thì chắc hẳn ai ai cũng sẽ có thật nhiều kế hoạch để đi chơi. Nhưng ngày hôm nay, một ngày chủ nhật tôi cho là vô cùng ý nghĩa, chỉ trong vỏn vẹn khoảng 1 tiếng đồng hồ nhưng nó đã làm thay đổi biết bao suy nghĩ trong tôi và chắc chắn là của tất cả các thành viên trong SH nữa. Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ là phục vụ lễ tại Hội trường thành ủy SH đã có một chuyến tham quan bổ ích tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Mặc dù đã được học về cuộc chiến tranh dành độc lập của dân tộc qua bộ môn lịch sử nhưng khi đến đây thì cảm giác của tôi như được sống dậy thật sự …sợ hãi,thương tâm, đau xót…và bức xúc khi tận mắt thấy những bức ảnh, những tư liệu, số liệu về cuộc chiến tranh mà chủ nghĩa đế quốc đã gây ra trên Đất Nước ta, cùng với đó là những nổi đau mà đồng bào ta đã phải gánh chịu từ trong cuộcchiến tranh cho tới khi chiến tranh đã kết thúc. Từng bức ảnh, từng hiện vật nơi đây đã nói lên chiến tranh ác liệt thế nào và người dân Việt Nam đã kiên cường, bất khuất, yêu hòa bình, quê hương Đất Nước ra sao tất cả đã được tái hiện lại trong các phòng trưng bày.
Đầu tiên khi đặt chân vào bảo tàng đập vào mắt tôi là những phương tiện hiện đại để phục vụ cho chiến tranh nào máy bay, xe tăng, bom đạn, súng ống đủ các loại qua đó có thể thấy quy mô của cuộc chiến tranh lớn ra sao. Lần lượt tham quan các phòng trưng bày cảm xúc trong tôi cứ thế cũng thay đổi liên tục. Tôi cũng không biết phải diễn tả cảm xúc của mình ra sao khi biết được nhân dân ta đã phải chịu biết bao đau khổ, hàng ngàn gia đình, ruộng vườn đã trở nên tiêu điều đó hậu quả của những lần càn quét khủng khiếp bọn đế quốc mang lại cho mảnh đất hình chữ S của chúng ta, rồi những lần rải những trận mưa bom bão đạn để tàn phá giết chốc người vô tội ở những nơi chúng đến tiêu biểu là cuộc thảm sát dã man sát hại hàng trăm đồng bào vô tội ở Sơn Mỹ trong vòng 4 tiếng đồng hồ và hơn hết là nỗi đau sâu thẳm trong tinh thần khi chiến tranh đã qua đi hơn 35 năm mà nhiều thế hệ vẫn phải gánh chịu những di chứng sót lại của nó “ chất độc màu da cam”, “bom mìn còn sót lại”. Đi khắp các phòng trưng bày chứng tích, không ai bước vội qua những tấm ảnh đã ngả màu theo năm tháng. Tôi thực sự sốc khi nhìn thấy cảnh người dân vô tội bị giết hại, cảnh máy bay rải chất độc màu da cam, cảnh người Mỹ tra tấn tù nhân thông qua những bức ảnh trưng bày.
Ấn tượng nhất với tôi là bức tranh lính Mỹ Bộ Binh xách trên tay một cái đầu người mà vẫn thản nhiên tạo dáng chụp hình và ngay đến tác giả của bức ảnh - một nhiếp ảnh gia người Nhật khi chụp được bức ảnh cũng phải thốt lên “anh ta là quỷ chứ không phải là người” thì huống chi tôi là người cùng dân tộc, màu da với nạn nhân đó sao không khỏi sợ hãi và câm phẫn cho được . Thật xót xa biết bao cùng là con người sao lại đối xử với nhau tàn nhẫn đến thế.
Rồi đến bức ảnh chụp một bà mẹ cùng các con mình vượt sông để tránh bom đạn của Mỹ làm tôi không khỏi chạnh lòng. Nỗi sợ hãi, kinh hoàng, lo lắng lộ rõ trên gương mặt người mẹ và các con của bà. Chiến tranh làm cho con người ta thật sự khủng hoảng về mặt tinh thần, đau khổ về thể xác…
Dù hòa bình đã lập lại rất nhiều năm, nhưng hậu quả của nó để lại còn qúa lớn – “chất độc màu da cam”…chính cái thứ chất độc gớm ghiếc ấy đã làm cho biết bao thế hệ sau cũng phải chịu ảnh hưởng rất lớn dù đã được sinh ra trong thời bình. Những đứa trẻ dị dạng, những thương binh bị đau nhức khi trời trở gió ở những viết thương cũ do các trận tra tấn dã man khi bị giặc bắt. Tôi thật sự bàng hoàng khi nghe chị thuyết trình của bảo tàng nói chỉ cần với một lượng nhỏ chất dioxin cũng có thể giết chết cả một thành phố với hàng triệu dân thế mà đế quốc Mỹ đã rải xuống mảnh đất này – mảnh đất quê hương yêu quý của chúng ta đến hàng trăm kilogam cái chất độc chết người đó. Chính nó đã làm phá hủy biết bao thế hệ tương lai của chúng ta. Những đau thương của thế hệ trước chưa đủ hay sao mà ngay cả thế hệ sau cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nhìn các bức ảnh về những người chịu ảnh hưởng của chất độc da cam tôi cảm thấy mình thật may mắn biết bao khi được sinh ra là một người lành lặn khỏe mạnh, được học tập, vui chơi…Đồng thời khi nhìn thấy những nghị lực sống đến mạnh mẽ của họ tôi cũng không khỏi thán phục, dù sinh ra không được toàn vẹn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để có thể vượt qua những thứ gọi là khổ đau nhất để luôn đứng vững trong cuộc sống, và sống thật sự có ích cho xã hội…[nghiêng đầu cảm phục thật sự…]
Ngoài ra nơi đây còn mô phỏng lại mô hình nhà tù Côn Đảo, được tận mắt nhìn thấy nơi mà người ta vẫn thường hay gọi là “địa ngục trần gian” tôi mới thật sự cảm thấy rùng rợn, ghê sợ với những màn tra tấn dã man mà đế quốc Mỹ tìm ra để hành hạ những người làm Cách Mạng. Nào là nơi nhốt tù binh được gọi là “chuồng cọp” với một diện tích nhỏ hẹp mà nơi này lại phải diễn ra tất cả những hoạt động sống thường ngày của người tù, cùng với những bữa ăn tồi tệ chỉ có cơm lẫn với cát…ngày nóng thì nhốt nhiều người, ngày lạnh thì nhốt ít người, chỉ cần những tù binh hắt hơi, thở dài hay đập muỗi thì ngay lập tức sẽ bị đổ vôi sống hoặc nước bẩn vào người vào đúng ngay chỗ các vết thương đang còn rỉ máu. Tôi tự hỏi những con người đó – những người tự xưng mình là đất nước to lớn văn minh, hiện đại đã nghĩ ở đâu ra những cái trò man rợ đến thế. Không dừng lại ở đó mà còn có nhiều thủ đoạn tra tấn ghê gớm khác nhằm làm giảm ý chí, tinh thần và gây ảnh hưởng xấu đến thần kinh, sức khỏe của người tù Cách mạng.
Cuối cùng khi bước vào căn phòng trưng bày chiếc máy chém – chiếc máy chém đã được lê khắp miền Nam Việt Nam theo luật 10/59 do Ngô Đình Diệm ban hành đã giết hại hàng vạn đảng viên, hàng chục vạn đồng bào yêu nước, khi nhìn nó tôi có cảm giác ghê sợ thật sự và có thể tưởng tượng được nổi đau của nhân dân ta thời kì ấy. Nhưng cho dù giặc có bị tra tấn dã man, tàn khóc đến đâu hay tìm ra đủ mọi cách để giết hại người lính Cách mạng thì những con người làm cách mạng ấy vẫn không bao giờ khiếp sợ, khuất phục trước kẻ thù và bằng chứng chính là Đất Nước ta đã có được nền độc lập hòa bình như ngày hôm nay.
Một ngày chủ nhật, tại nơi đây, bên cạnh SH tôi đã được học hỏi thêm quá nhiều thứ. Những điều học hỏi được của ngày hôm nay sẽ là bài học quý giá mà không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người trong SH sẽ giữ lấy nó để luôn phấn đấu học tập làm việc thật tốt. Học tập và làm việc ở đây không phải chỉ cho riêng mình mà cho cộng đồng xã hội, cho Đất nước này và cho những người đã ngã xuống vì nền độc lập mà chúng tôi được hưởng như ngày hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
3
mỹ hoa
25/03/2018 08:50:26

Chúng ta đang sồng trong một xã hội hòa bình, độc lập tự do và hội nhập. Một xã hội đã mang lại cho mỗi người dân Việt Nam một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Để có đuợc những thành quả như ngày hôm nay, đó là nhờ công lao to lớn, sự hi sinh cao cả của các bậc cha ông, các anh hùng liệt sĩ đã sẵn sàng xả thân hi sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Những hình ảnh, những sự kiện về cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, chúng ta đều được nghe kể, hoặc qua sách báo, phim ảnh… Song những điều đó vẫn chưa thật sự là đầy đủ và sâu sắc.

Vừa qua lớp tôi đã tổ chức buổi tham quan “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” cho các sinh viên khoa GDTH ,trường Đại học Sư Phạm TPHCM. Đây là một dịp để chúng tôi tham quan, tìm hiểu lịch sử hào hung của dân tộc trong những năm kháng chiến ác liệt.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh năm ở 28 Võ Văn Tần, F. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Xưa khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào năm 1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832.

Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì điện tử của quân đội Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng Thống và Phủ thủ tướng chính quyền Sài Gòn.

Ngày 18/10/1978, Ủ y ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy.

Ngày 10/11/1990, đổi tên thành Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Đến ngày 4/7/1995, lại đổi tên là Bảo tàng chứng tích chiến tranh.

Bảo tàng trưng bày các hiện vật, hình ảnh các tôi ác tày trời mà Mỹ- Ngụy đã gây ra đối với người dân Việt Nam và các chứng tích chiến tranh gồm các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ đã sử dụng ở VN như máy bay, xe tăng, đại bác, bom đạn… Có cả cỗ máy chém do Pháp sản xuất đã được sử dụng trong khi áp dụng luật 10/59 dưới thời Ngô Đình Diệm. Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc VN

Các hiện vật chứng tích, các bức tranh trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất anh dũng của nhân dân Việt Nam chúng ta.

Được các chị hướng dẫn viên, thuyết minh về những giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc chiến tranh lịch sử, 22 năm chống Mỹ cứu nước; 22 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã chịu đựng những đau thương mất mát to lớn như thế nào, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mồ côi mẹ. Những năm tháng tưởng chừng như không thể qua nổi. 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ- Ngụy, chúng thả trực tiếp xuống hàng ngàn tấn bom, chất độc hóa học Dioxin, chất độc màu da cam lên những cánh rừng, những làng quê Việt Nam mà người phải hứng chịu là nhân dân Việt Nam ta.

Những trận càn quét của địch tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói chung và lực lượng bộ đội cụ Hồ nói riêng không thể nào vượt qua được. Những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người đã có dịp bước chân vào “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” dù chỉ một lần thôi. Có thể nói rằng: Nếu như ai đó chưa có dịp vào thăm Bảo tàng thì có lẽ họ vẫn chưa hiểu hết được cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc Việt Nam chống lại các đế quốc Mỹ, và những tội ác man rợ tày trời của Mỹ- Ngụy đối với nhân dân VIệt Nam trong những năm chiến tranh.

Nhìn những hìng ảnh được trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng, Việt Nam một dân tộc nhỏ bé có thể chịu đựng cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương. Những hình ảnh giam cầm tra tấn, tàn sát giết hại của Mỹ đối với Việt Nam thật dã man, tàn bạo và kinh khủng.

Phải chăng, sự chịu đựng những đòn tra tấn dã man đó là những người cộng sản, những người dân yêu nước, anh bộ đội Cụ Hồ mang trong mình tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc. Họ dám xả than, hi sinh để giành lại độc ập cho Tổ quốc, với một tinh thần bất khuất: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Chiến tranh đã đi qua hơn 36 năm nhưng những vết thương chiến tranh vẫn còn để lại. Những nạn nhân của chất độc màu da cam đang còn làm nhức nhối cho toàn Xã hội. Những mảnh bom mìn đâu đó còn sót lại thỉnh thoảng vẫn cướp đi sinh mạn của nhiều người dân vô tội. Những gì mà chiến tranh để lại thật khủng khiếp.

Kết thúc cuộc chiến chỉ toàn là những đau thương mất mát chi cả hai bên tham chiến. Ngay cả Tổng Thống Mỹ Nixon trong quyển hồi kí của mình đã phải thừa nhận: “Chiến tranh Việt Nam thực sự là một sai lầm khủng khiếp…”

Đất nước ta trong bối cảnh thanh bình và hội nhập, mỗi người chúng ta phải biết trân trọng nền hoà bình độc lập mà lớp lớp ông cha ta đã đánh đổ bằng chính xương máu của mình. Chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập, làm việc có ích, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn, đưa lại cuộc sống ấm no cho toàn dân tộc. Đây là những việc làm thiết thực để tưởng niệm những người đã hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Hiện nay nước Việt Nam đang phát triển trong quá trình hội nhập, ta cần gác lại những hận thù để bắt tay vào hợp tác phát triển với Mỹ, điều đó mang lại cho đất nước chúng ta những lợi ích tốt đẹp. Nói như thế không có nghĩa là ta được phép lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nỗi đau mà dân tộc ta vẫn còn phải gánh chịu đến tận ngày hôn nay. Những hành động đền ơn đáp nghĩa, một tiếng nói bênh vực nạn nhân chất độc màu da cam … là những nghĩa cử cao đẹp của thế hệ trẻ ngày hôm nay và cả ngảy mai.

Qua chuyến đi này, trong tôi có những cảm xúc và sự hiểu biết về chiến ytranh và tinh thần bất khuất anh hùng của dân tộc Việt Nam. Là một thanh niên, một sinh viên, tôi nguyện học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần xây dựng đất nước. Ra trường giảng dạy thế hệ trẻ phát huy phẩm chất tốt đẹp, giữ vững và xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 10 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k