Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể lại 1 câu chuyện em đã đọc hay chứng kiến

Hãy kể lại 1 câu chuyện em đã đọc hay chứng kiến 
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
127
1
0
nie
19/11/2021 20:05:38
+5đ tặng

Suốt mấy tuần qua, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ báo nào, tôi cũng thấy liên tục đưa tin về tình hình lũ lụt ở miền Trung. Đồng bào các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi liên tục hứng chịu con thịnh nộ của trời đất. Hết bão lớn rồi lại đến ngập lụt, sạt lở, lũ quét. Biết bao con người đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất hết sức cơ cực. Những ngày qua, cũng đã có biết bao tấm lòng tình nghĩa thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” hướng về miền trung ruột thịt của người dân Sài Gòn khiến tôi vô cùng xúc động. Nhiều thanh niên đã không quản ngại khó khăn, tích cực kêu gọi cộng đồng quyên góp cứu trợ. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những khuôn mặt ấy.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, tôi cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ ở hàng rau quả, tôi nhìn thấy ở phía trước cổng chợ có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khăn quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm, phía trước cổng chợ. Một chị trong số họ, có khuôn mặt rất xinh xắn. Mấy cô bác đi chợ đứng lại, hướng về phía chị thanh niên áo xanh có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

– Thưa bà con cô bác, chúng cháu là nhóm tình nguyện viên cứu trợ của Thành đoàn Thành phố. Xin bà con cô bác dành chút ít thời gian. Cơn bão vừa qua đổ bộ vào miền trung đã gây ra hậu quả nặng nề. Đồng bào các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng Trị đang gồng mình chống lũ, tình cảnh hết sức thảm thương. Nhiều bà con mất hết nhà cửa. Vì tinh thần lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no, mong cô bác góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Mỗi người một ít, góp ít thành nhiều. Số tiền góp được dùng mua nhu yếu phẩm. Sáng mai, đoàn chúng cháu sẽ khởi hành cứu trợ đồng bào miên trung ngay ạ.

Ánh mắt chị long lanh, nhìn mọi người cầu khẩn. Không ai bảo ai, các cô bác có mặt hôm ấy lặng lẽ xếp hàng quyên góp ủng hộ. Mẹ tôi cũng bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc. Tôi không biết là bao nhiêu. Chị thanh niên áo xanh rối rít cảm ơn mọi người.

Lúc ấy ngay bên cạnh tôi, có một người phụ nữ quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong một món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì chị thanh niên áo xanh nhanh nhảu nói:

– Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt với ạ.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống, lầm bâtm có vẻ bực dọc:

– Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai mươi ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét nó vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

– Thật là như mắc nợ. Nào là góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ môi trường, rồi đến quỹ hội phụ nữ… sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên như sững người, mặt ngơ ngác. Chị khẽ nở cười gượng gạo cảm ơn mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Phải một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ hai mươi ngàn và nói:

– Chị ơi! Đừng buồn nghe chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có hai mươi ngàn thôi, nhận cho em đi nghe chị!     ;

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em bé, chị nói:

– Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đây!

Được chứng kiến hai sự việc trái ngược nhau trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi thấy lòng bâng khuâng khó tả. Quyên góp, giúp đỡ người khốn khó là một việc làm tốt đẹp. Một người vì mọi người. Em nhỏ kia quả là có tấm lòng tốt đẹp. Dù chỉ có những đồng tiền ít ỏi, em cũng dành cho người đang khó khăn hơn mình. Hành động ấy thật đáng khen ngợi. Còn người phụ nữ kia, dù khá giả nhưng lòng dạ hẹp hòi, không những góp ít mà trong lòng cũng không có từ tâm. Ai cũng có một lòng tự trọng và chẳng ai muốn xin ai cái gì. Chỉ khi trong nghịch cảnh, con người mới cần đến. Làm ơn là tích phước đức cho mình, cứu người trong lúc nguy nan là tự giúp mình về sau. Bởi thế, chớ vì tiếc một chút đóng góp nhỏ mà bỏ mặc người khác trong hoạn nạn, gian lao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
19/11/2021 20:05:58
+4đ tặng
Nam là một học sinh trường miền núi. Đầu học kì hai lớp bốn, cậu đạt điểm tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi và được triệu tập học tập trung tại lớp bồi dưỡng của huyện để chuẩn bị kì thi học sinh giỏi tỉnh: Khó khăn mà Nam vượt qua không phải là nhỏ.

Nhà Nam rất nghèo. Mờ sáng, ba mẹ cậu đã vác cuốc lên rẫy, tối mịt mới về. Nam học buổi sáng theo chương trình bình thường ở trường Tiểu học miền núi. Buổi chiều Nam học lớp bồi dưỡng của huyện. Huyện cách nhà Nam hai mươi mốt ki-lô-mét. Không một ai đưa đón cậu vì nhà cậu không có phương tiện, xe cộ gì cả. May thay, có một tuyến xe bus từ xã cậu ở về huyện, mỗi ngày xe chỉ chạy bốn chuyến. Thế là vượt qua tất cả trở ngại vì thiếu thốn mọi phương tiện, Nam học xong chương trình ở trường, cậu về nhà ăn nhanh bữa cơm trưa rồi chạy vội ra bến xe bus. Một giờ trưa, cậu đã có mặt tại lớp học. Cậu phải đến sớm như vậy vì không có chuyến xe nào khác cả. Thời gian chờ đến giờ học, cậu ngồi ôn bài. Buổi học kết thúc, Nam vội vã chạy ra bến xe bus. Cậu trở về nhà bằng chuyến xe lúc mười bảy giờ của phố huyện. Không chỉ khó khăn về mặt xe cộ. Nam còn thiếu thốn rất nhiều thứ: sách vở, giấy bút... Nam tiết kiệm và tận dụng từng mảnh giấy, dù chỉ bé bằng bàn tay. Lớp học bồi dưỡng của huyện kéo dài hơn hai tháng. Nam đã có kết quả kì thi tỉnh của cậu: Nam đạt giải ba học sinh giỏi tỉnh. Tinh thần vượt khó và thành tích của Nam trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy thật đáng khâm phục.

Tổng kết năm học, bạn Hồ Kì Nam, học sinh trường Tiểu học miền núi huyện em nhận hai phần thưởng: phần thưởng học sinh giỏi ở lớp và phần thưởng học sinh giỏi tỉnh. Cậu nhận được học bổng một năm do một công ty ở quê em tài trợ. Nam là tấm gương sáng cho tất cả học sinh chúng em noi theo. Buổi phát thưởng được tổ chức long trọng tại hội trường Ban giáo dục huyện. Ra về, em vẫn nhớ mãi khuôn mặt rám nắng, vầng trán cao và đôi mắt sáng của Nam rạng rỡ trong cờ, sao, hoa, bằng khen và đèn màu lễ đài
1
0
Vũ Đại Dương
19/11/2021 20:07:07
+3đ tặng
Hơn một tháng trời trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ báo nào, em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy, có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.Hôm ấy là ngày chủ nhật, tôi cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, tôi chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khăn quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ, có khuôn mặt xinh xắn đang nói gì mà vì xa quá tôi nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía tôi.Lúc họ đến gần, tôi nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay nâng một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác bao quanh tôi cũng đứng lại, hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:– Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bác góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh tôi, có một người phụ nữ quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong một món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì gặp nhóm cứu trợ.– Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống: – Lại đóng góp nữa!Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét nó vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:– Thật là như mắc nợ. Nào là góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ… sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng góp với quyên đi cho rồi!Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngớ ra. Chị khẽ cười gượng gạo mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ bạc và nói:– Chị ơi! Đừng buồn nghe chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm trăm thôi, nhận cho em đi nghe chị! ;Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em bé, chị nói:– Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đây!Được chứng kiến hai sự việc trái ngược nhau trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, em thây lòng bâng khuâng khó tả. quyen góp, giúp đỡ người khốn khó là một việc làm tốt đẹp. Người đàn bà kia nói cũng không sai, dân mình sao mà góp nhiều quá.Nỗi bực dọc của bà ấy có thể thông cảm được chứ đừng vội chê bai. Còn em nhỏ
kia quả là có tấm lòng tố đẹp. Dù chỉ có những đồng tiền ít ỏi, em cũng dành cho người đang khó khăn hơn mình. Hành động ấy thật đáng khen ngợi.
 
0
0
Khang
19/11/2021 20:07:44
+2đ tặng

Đầu năm lớp ba, ba mẹ chuyển công tác nên em cũng phải chuyển trường lên thành phố học. Em được xếp vào lớp ba một, là lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường, cuộc chiến đấu kiên trì vượt khó của em bắt đầu từ đây.

Ở trường huyện, em đã là học sinh giỏi nhưng chưa phải là học sinh năng khiếu. Mặc dù em được mẹ kèm cặp và bản thân mình tự học thêm khá tốt, em vẫn chưa thế bắt kịp các bạn ở lớp năng khiếu được rèn luyện từ lớp một. Kì thi kiểm tra sát hạch đầu tiên, em xếp cuối lớp: đứng thứ hai mươi tám trong lổng số hai mươi tám học sinh. Từ bé, đi học, em chỉ xếp nhất lớp, vậy mà... Em nhìn phiếu kiểm tra, lòng buồn tủi làm sao. Một số bạn nhìn em có vẻ chế nhạo nữa. Trên đường về nhà, em miên man suy nghĩ và hạ quyết tâm phải tăng tốc học các môn Toán và Tiếng Việt. Phải chọn cho mình từng nấc tiến. Mỗi kì kiểm tra, em chọn hai bạn trước mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh lớp năng khiếu cứ hai tuần lại có một bài kiểm tra xếp loại. Cứ hai tuần một, em tiến lên có số điểm tổng các môn bằng số điểm hai bạn xếp hạng trên mình. Muốn vậy, em phải học tập chăm chỉ, làm rất nhiều toán nâng cao, toán dành cho học sinh giỏi Olympic. Tổng kết học kì một, em xếp hạng tốt hơn: thứ mười hai trên hai mươi tám bạn. Một số bạn trước đây hay coi thường, chế nhạo em giờ đây cũng không chọc ghẹo em nữa. Em thật sự không giận các bạn ấy. Mẹ em dạy: "Chỉ có học tập giỏi, hạnh kiểm tốt mới khẳng định nhân cách của mình. Con phải học tập thật xuất sắc!". Nhớ lời mẹ dạy và nhờ mẹ kèm cặp, chăm sóc, em tiến bộ rất nhanh. Mẹ em bận công tác, phần lớn em cũng phải tự học. Mẹ tuy không thể có thời gian giảng tỉ mỉ cho em các đề bài nhưng mẹ mang về cho em rất nhiều sách toán, tài liệu hay. Nhờ vậy, cuối năm, em xếp hạng sáu trên hai mươi tám học sinh lớp năng khiếu và lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển học sinh giỏi Toán. Năm lớp bốn này, đội tuyển lớp em sẽ tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố và Quốc gia. Em sẽ cố gắng đạt thành tích tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng.
Nhìn lại chặng đường một năm rèn luyện tu dưỡng đã qua, em rất vui vì quá trình ấy có kết quả tốt đẹp. Nhớ những lúc mày mò tìm phương pháp giải toán, em lại thấy tinh thần dâng lên niềm hăng say học hỏi. Toán khó như thách đố em và cũng nhờ toán mà em tự học, tự rèn, có tinh thần tự chủ rất tốt. Em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để có kết quả tốt trong các kì thi tới.

0
0
tv
19/11/2021 20:20:55
+1đ tặng

Nếu có người hỏi rằng ai là bạn thân nhất của tôi, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: - "Bạn thân nhất của tôi là Hiền".

Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên tôi gặp Hiền. Hôm ấy là buổi học đầu tiên. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh vội vã xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:

- Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?

Tôi quay lại. Một cô bé tóc hung hung, người khẳng khiu, vẻ mặt hiền lành đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi mới xin vào học lớp 4A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:

- Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Hiền.

Nói rồi Hiền kéo tay tôi đi. Vào lớp, Hiền giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm.

Sau mấy tháng cùng học, tôi nhận ra Hiền học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Hiền làm cho cả lớp phải mến phục. Với tôi, Hiền sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực.

Bỗng nhiên, hai hôm liền Hiền không đi học. Tôi tìm đến nhà Hiền. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng, mẹ Hiền ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Hiền đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết gia đình Hiền rất nghèo. Quanh quẩn chỉ có hai mẹ con vì bố bạn ấy công tác xa tận trên Tây Bắc. Mẹ ốm, Hiền phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Hiền kể rằng ngoài việc đi học, Hiền còn phải làm phụ mẹ. Sáng nào Hiển cũng dậy sớm giúp mẹ dọn hàng ra chợ. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, Hiền tủm tỉm nói: "Sau này mình sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ". Vất vả thế mà Hiền vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi.

Hiền ơi! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi đầy đủ điều kiện học tập mà lại lười học. Hiền đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Hiền, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu.

Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Hiền, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Hiền lắm. Hiền đặt vào tay tôi một bọc ổi to tướng và dặn:

- Oanh cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé!

Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Hiền khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×