-"Vọng nguyệt hoài hương(trông trăng nhớ quê)"
-Là một đề tài phổ biến trong thơ cổ Phương Đông, những bài thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê nhà da diết....Có lẽ rằng, bài thơ có khuân khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản mà đẹp nhất là bài thơ"Tĩnh dạ tứ".Bài thơ có ma lực ẩn vô cùng lớn, đc truyền từ đời này sang đời khác, truyền tụng rộng rãi nhất _Tĩnh dã tứ.
- Câu đẫn dắt:
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, nó như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên để ca ngợi cái cảnh sắc của tạo hóa này. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng.Trăng như tràn ngập ánh vàng mờ ảo trong thơ cưa vị "Thi tiên". Bài có nhan đề là "Tĩnh dạ tứ"tức những suy nghĩ trong 1 đêm trăng rất đẹp, trên bầu trời ánh trăng tỏa sáng khắp muôn nơi, một số ánh sáng lung linh, huyền ảo xuất hiện trong chính khung cảnh ở gian nhà của vị thi nhân tên Lí Bạch đang nămf, khiến ông trào dâng trong lòng nỗi nhớ quê hương da diết....
*Hai câu thơ đầu:
"Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương"
_Đọc 2 câu thơ đầu, cảm giác đầu tiên đến với ta chính là sự yên tĩnh, vắng lặng của màn đêm, thời gian lúc này đã khuya lắm rồi, mọi vật như chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn lại trong màn đêm hiu quạnh ấy là vầng trăng sáng âm thầm nhìn khẽ xuống nhân gian, vạn vật...
_Trăng "hôm nay" trong thơ như tràn vào nhà, soi rọi màn đêm huyền bí bằng ánh sáng ảo diệu màu sáng bạc khiến cho tác giả ngỡ"mặt đất phủ sương", những làn sương màu bạc lung linh ấy la đà trên mặt đất lạnh giá....Hình ảnh thơ ấy khiến cho những độc giả có cảm giác cô đơn, trống vắng, ta với trăng là bạn trong khuya. Phải chăng, trong trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 tâm sự, bởi vậy mà ánh trăng dẫu đẹp, dẫu sáng ông(Lí Bạch)cứ ngỡ là sương phủ lên mặt đất.Dó có lẽ là 1 sự nhầm lẫn dễ hiểu...
_Nhắc đến trăng, người ta nghĩ ngay tới sự đoàn tụ, quây quần bên mẹ với tiếng à hỡi ru hời văng vẳng trong lòng người, ánh trăng như đó nó ấm áp. Nhưng sao trong những vần thơ kia của Lí Bạch, lại là 1 ánh trăng lạnh lẽo, băng giá, tràn đầy sự cô dơn chứ ko phải quây quần, nó khiến cho lòng người thêm buồn tủi.
*Hai câu thơ cuối:
"Ngẩng dầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương"
_Vẫn là nói đén trăng thiên nhiên đêm tối, tĩnh mịch khuya vắng.Nếu từ"ngẩng đầu" cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản của người ngắm trăng, bình yên và thanh tịnh bên ánh trăng sáng thì từ"cúi đầu"lại mang đến một cảm giác đầy nặng nền, chất chứa nhiều tâm sự và lòng trắc ẩn của người ngắm trăng.cả 2 câu thơ đều là nói đén 1 sự vật(trăng) nhưng con người lại có 2 cử chỉ đối lập hoàn toàn với nhauđó là ngẩng và cúi.
_Tác giả ngẩng đầu để ngắm nghía vẻ đẹp của trăngnhưng càng ngắm, càng ngắm lại càng nhớ quê, càng tủi hổ cho chính cản thân mình nên ngay sau đó, ông lập tức vội cúi đầu. Hai câu thơ là tâm sự buồn của lòng người xa quê, xa nhà trong 1 đêm trăng thanh gió mát: nỗi nhớ qe hương cồn cào da diết khiến cho nhà thơ phải suy tư rất nhiều, suy tư về bản thân, về quê hương, về mái nhà ấm êm thân thương...giờ lại chỉ còn bơ vơ một mình ta với ngôi nhà lạnh lẽo vào ánh trăng trong mắt chả mấy vui tươi.
_Vì thưở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm và ngắm vầng trăng đẹp, nhưng vào năm ông 25 tuổi, nhà thơ đã rời xa quê hương và xa mãi mãi ko bao giời trở lại nữa. Như vậy, có thể nói rằng cho dù có cách trở về thời gian, về đị lý thì tình cảm sâu nặng khắc vào lòng tác giả hai chũ "quê hương"mãi là đậm đà, thắm thiết và sâu nặng.