Câu 3: Những hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng Vật lý
A. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu
B. Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi
C. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường
D. Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần:
Câu 4. Các biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?
A. Hòa tan muối ăn vào nước. B. Hòa tan muối Bari clorua vào nước.
C. Cô cạn dung dịch nước đường. D. Đốt tờ giấy thành than
Câu 5. Các biến đổi nào sau đây là biến đổi vật lí?
A. Xay nhỏ gạo thành bột. B. Đốt bột lưu huỳnh thành khí.
C. Thanh sắt để ngoài không khí bị gỉ. D. Đốt cháy đường ăn
Câu 6. Hòa tan muối ăn vào nước được dung dịch trong suốt. Cô cạn dung dịch trong suốt lại thu được muối ăn khan. Quá trình này được gọi là
A. Biến đổi hóa học B. Biến đổi vật lí.
C. Phản ứng hóa học D. Phương trình hóa học
Câu 7: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Có chất kết tủa( chất không tan) B. Có chất khí thoát ra( sủi bọt)
C. Có sự thay đổi màu sắc D.Một trong số các dấu hiệu trên
Câu 8: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phảI chứa cùng
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố B. Số nguyên tử trong mỗi chất
C. Số phân tử trong mỗi chất D. Số nguyên tố tạo ra chất
Câu 9: Trong phản ứng hoá học, hạt vi mô nào được bảo toàn?
A. Hạt phân tử B. Hạt nguyên tử
C. Cả hai loại hạt trên D. Không loại hạt nào được
Câu 10. Trong một phương trình hóa học thì
A. Số lượng các chất được bảo toàn. B. Số lượng phân tử được bảo toàn.
C. Khối lượng các chất được bảo toàn. D. Thể tích các chất được bảo toàn.
Câu 11. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác
B. Trong phản ứng hóa học tính chất của các chất giữ nguyên.
C. Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên.
D. Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm
Câu 12: Đốt photpho(P) trong khí oxi(O2) thu được điphotphopentaoxit (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?
A. 2P + 5O2 -> P2O5 B. 2P + O2 -> P2O5
C. 2P + 5O2 -> 2P2O5 D. 4P + 5O2 -> 2P2O5
Câu 13: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?
A. 2H + O -> H2O B. H2 + O -> H2O
C. H2 + O2 -> 2H2O D. 2H2 + O2 -> 2H2O
Câu 14: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?
A. N + 3H -> NH3 B. N2 + H2 -> NH3
C. N2 + H2 ->2NH3 D. N2 + 3H2 ->2NH3
Câu 15: Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút( NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?
A. Na + H2O -> NaOH + H2 B. 2Na + H2O -> 2NaOH + H2
C. 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 D. 3Na + 3H2O -> 3NaOH + 3H2
Câu 16: Cho nhôm (Al tác dụng với axit sunfuaric(H2SO4) thu được muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?
A. Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2 B. 2Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2
C. Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 D. 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng:
Al(OH)y + H2SO4 -> Alx(SO4)y + H2O
Với x # y thì giá trị thích hợp của x, y lần lượt là:
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng:
FexOy + H2SO4 -> Fex(SO4)y + H2O
Với x # y thì giá trị thích hợp của x và y lần lượt là:
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng:
Fe(OH)y + H2SO4 -> Fex(SO4)y + H2O
Với x # y thì giá trị thích hợp của x, y lần lượt là:
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4
Câu 20: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không thể biết
Câu 21. Để đốt cháy hoàn toàn m gam một chất A phải cần 6,4 gam oxi, thu được 4,4 gam cacbon đioxit và 3,6 gam nước. Giá trị m là
A. 1,8 gam B. 1,7 gam C. 1,6 gam D. 1,5 gam
Câu 22. Cần dùng bao nhiêu gam đồng để phản ứng hết với 32 gam oxi và thu được 160 gam đồng oxit ( CuO).
A. 128 gam B. 64 gam C. 32 gam D. 16 gam
Câu 23. Than cháy theo phản ứng hóa học: Cacbon + khí Oxi ®khí Cacbonic. Cho biết khối lượng của cacbon là 4,5 kg, khối lượng khí oxi là 12,5 kg. Khối lượng khí cacbonic là?
A. 15 kg B. 16,5 kg C. 17 kg D. 20 kg
Câu 24. Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo PƯHH : Vôi sống + khí Cacbonic. Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 100®Canxi cacbonat kg, khối lượng khí cacbonic là 44 kg. Khối lượng vôi sống là
A. 50 kg B. 56 kg C. 60 kg D. 66 kg
Câu25. Cho phương trình hóa học BaCl2 + Na2SO4® 2 NaCl+ BaSO4¯ Cho biết khối lượng của Na2SO4 là 14,2gam; của BaSO4 là 23,3gam; của NaCl là 11,7gam. Vậy khối lượng của BaCl2 tham gia phản ứng là
A. 20,8gam B. 2,08gam C. 208gam D. 10,4gam
Câu 26. Khối lượng cácbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng O2 đã phản ứng là 12kg. Khối lượng CO2 tạo ra là
A. 16,2kg B. 16.3kg C. 16,4kg D.16,5kg
Câu 27: Khối lượng C đã cháy là 3kg và khối lượng CO2 thu được là 11kg. Khối lượng O2 đã phản ứng là
A. 8,0kg B. 8,2kg C. 8,3kg D.8,4kg
Câu 28: Cho 5,6g Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 12,7g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,2g khí H2. Khối lượng HCl đã dùng là
A. 14,2g B. 7,3g C. 8,4g D. 9,2g
Sử dụng dữ kiện sau cho câu 29, 30
Nung 100 tấn canxi cacbonat theo phương trình: CaCO3 -> CaO + CO2
Câu 29: Khối lượng CaO thu được là
A. 52 tấn B. 54 tấn C. 56 tấn D. 58 tấn
Câu 30: Khối lượng CO2 thu được là
A. 41 tấn B. 42 tấn C. 43 tấn D. 44 tấn
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |