Thời xưa những đứa trẻ rất háo hức xem gói, luộc bánh chưng. Đây cũng là dịp xum vầy, đầm ấm đại gia đình. Mỗi trẻ em Việt Nam khi lớn lên đều không thể không nhớ hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết. Hình ảnh này in đậm vào mỗi đứa trẻ để khi lớn lên chúng kế tục truyền thống ông cha lại làm những nồi bánh chưng cho con cháu, đời này kế tục đời tiếp theo.
Bánh chưng là biểu tượng không thế thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Phong tục gói bánh chưng ngày Tết là một nét đẹp văn hóa, đã trường tồn với thời gian, ngấm vào tâm trí của mỗi người con đất Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Nhằm có một hoạt động trải nghiệm tạo cho học sinh thêm hiểu biết về phong tục gói bánh chưng nhân dịp Tết cổ truyền, ngày 24/1/2019 trường Tiểu học Trưng Vương phối hợp với UBND phường Lý Thái Tổ đã có một buổi hướng dẫn học sinh cách gói bánh chưng. Tham gia hướng dẫn có bác Phạm Bích Liên - hội viên hội phụ nữ phường Lý Thái Tổ và cô Phùng Minh Hiền - đoàn viên thanh niên phường Lý Thái Tổ. Mở đầu buổi hoạt động trải nghiệm, cô tổng phụ trách Nguyễn Thị Hoàn đã giới thiệu khái quát về tục gói chưng ngày Tết, một nét văn hóa truyền tthống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa đến tận ngày nay, thể hiện nét đẹp của nền văn hoá lúa nước.
Phần hướng dẫn gói bánh chưng của bác Liên và cô Hiền là phần hấp dẫn và gây tò mò nhất. Lần lượt các câu hỏi thú vị xoay quanh chủ đề về nguyên vật liệu gói bánh chưng và cách gói bánh đã được cô Hiền đưa ra cho các bạn nhỏ. Những câu trả lời ngây thơ ngộ nghĩnh như: gói bánh chưng bằng lá chuối, cần 2 lá dong và 10 cái lạt để gói bánh chưng, thịt gạo đỗ trộn với nhau rồi đổ vào khuôn là thành bánh chưng, ... tạo nên những tiếng cười ròn rã. Bên cạnh đó cũng có các em đã từng gói bánh chưng với bố mẹ ở nhà nên thành thạo nói vanh vách quy trình gói bánh chưng khiến các bạn khác ồ lên thán phục. Theo bác Liên thì muốn có bánh chưng ngon phải chọn gạo, đỗ, thịt lợn ngon. Gạo thì chọn loại nếp cái hoa vàng để chất lượng bánh dẻo, rền. Đỗ thì chọn đỗ màu vàng tươi mới thơm ngon. Thịt thì là thịt ba chỉ vừa có nạc vừa có mỡ. Lá dong gói bánh dùng loại bánh tẻ, loại không non mà cũng không già thì khi bóc bánh ra màu xanh đẹp. Luộc bánh khoảng 10 tiếng đồng hồ. Nguyên liệu gói bánh chưng thì đã được các cô bác nhà bếp chuẩn bị hết rồi. Giờ chỉ cần nghe hướng dẫn cách gói là chúng mình có thể giúp ông bà bố mẹ gói bánh chưng được thôi. Bước 1 nhé: - Mỗi một chiếc bánh chưng sẽ tương ứng với 4 lớp lá dong. - Gập đôi lá dong theo chiều dọc, sau đó gập làm 4 theo chiều ngang - Đo chiều dài cạnh lòng khuôn rồi đo từ phần gập ngang của lá tới đầu lá và cắt bỏ phần lá thừa. Bước 2 này: - Xếp lạt buộc bánh chưng thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. - Xếp lá dong thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh được xanh hơn. Bước 3 nữa: Xúc 1 bát gạo nếp đổ vào tâm chữ thập và gạt đều thành hình vuông. Sau đó cho 1 nắm đỗ bóp nhẹ và trải đều trong khuôn viên gạo. Đặt 4 miếng thịt ba chỉ đã ướp vào 4 góc. Sau đó giải tiếp 1 lượt đỗ và lượt gạo lên trên tương tự lúc đầu. Bước 4 là bước cuối cùng: - Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào. Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào, và lèn chặt nhẹ tay. - Nhấc khuôn ra nhẹ nhàng. - Buộc lạt lại bằng cách xoắn tạo thành hình chữ thập. Chú ý phải nhẹ tay không khi luộc sẽ bục bánh do buộc chặt. Nghe cô Hiền nói, nhìn bác Liên làm, có bạn nhỏ tròn xoe mắt, tay chống cằm quan sát, có bạn không giây phút nào rời chiếc bánh chưng đang gói, có bạn còn thòm thèm tưởng tượng đến thành phẩm sau khi bánh được gói xong và đem đi luộc.Đặc biệt, cô giáo Lê Kim Liên - giáo viên khối 2 cũng rất khéo tay. Cô đã hướng dẫn và làm mẫu các bước gói bánh chưng cho học sinh quan sát. Các em lớp 1,2,3 thì chỉ nghe và quan sát thôi còn các anh chị lớp 4,5 thì lại khác - nghe đấy, nhìn đấy và lại thích được tự mình gói bánh chưng nữa cơ. Học đi đôi với hành càng nhớ lâu mà. Bánh thành phẩm rồi! Những chiếc bánh chưng xinh xắn, vuông vức, chắc nịch được lần lượt chuyển tới tận tay các em học sinh để cảm nhận. Cô trò vui sướng reo vui! Sau 10 tiếng đồng hồ luộc bánh chưng, chỉ sáng mai thôi những chiếc bánh chưng đó sẽ được trao tặng tận tay các học sinh có hoàn cảnh vượt khó trong nhà trường. Xuân yêu thương là như thế đấy! Quả là buổi học gói bánh chưng rất bổ ích và có ý nghĩa lớn lao.
Bước 1 nhé: Mỗi một chiếc bánh chưng sẽ tương ứng với 4 lớp lá dong. Gập đôi lá dong theo chiều dọc, sau đó gập làm 4 theo chiều ngang. Đo chiều dài cạnh lòng khuôn rồi đo từ phần gập ngang của lá tới đầu lá và cắt bỏ phần lá thừa
.Bước 2: Xếp lạt buộc bánh chưng thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh được xanh hơn.
Bước 3: Xúc 1 bát gạo nếp đổ vào tâm chữ thập và gạt đều thành hình vuông. Sau đó cho 1 nắm đỗ bóp nhẹ và trải đều trong khuôn viên gạo. Đặt 4 miếng thịt ba chỉ đã ướp vào 4 góc. Sau đó giải tiếp 1 lượt đỗ và lượt gạo lên trên tương tự lúc đầu.
Bước 4 là bước cuối cùng: Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào. Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào, và lèn chặt nhẹ tay. Nhấc khuôn ra nhẹ nhàng. Buộc lạt lại bằng cách xoắn tạo thành hình chữ thập.
Thời xưa những đứa trẻ rất háo hức xem gói, luộc bánh chưng. Đây cũng là dịp xum vầy, đầm ấm đại gia đình. Mỗi trẻ em Việt Nam khi lớn lên đều không thể không nhớ hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết. Hình ảnh này in đậm vào mỗi đứa trẻ để khi lớn lên chúng kế tục truyền thống ông cha lại làm những nồi bánh chưng cho con cháu, đời này kế tục đời tiếp theo. Các bạn nhỏ ngày nay đa phần đều không được tận mắt nhìn ông bà, bố mẹ mình gói bánh chưng vì nhiều gia đình tiện mua bánh chưng luộc sẵn. Vì vậy buổi học kỹ năng sống ngày hôm nay đã giúp các em có trải nghiệm về việc gói bánh chưng, yêu thích và duy trì truyền thống của dân tộc Việt Nam trong ngày Tết guyên đán.