Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân trong đoạn trích dưới đây

- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ. Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư... Hay đáo để”.
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:
- Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...
- Thì đúng chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào... Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?... (...) Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thich. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài... Bà Hai bỗng lại cất tiếng: - Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã. Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến: - Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ. Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.
(Kim Lân, Làng)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.369
5
6
Nguyễn Mai
28/03/2018 14:44:38
Tác giả Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có những sáng tác được đăng báo. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, tác giả dường như chỉ viết về cảnh sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, và được đăng báo. Trong truyện, Kim Lân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng có lẽ biện pháp hay nhất, nổi bật nhất, thành công nhất chính là nghệ thuật miêu tả tâm trạng
Nhà văn đã sáng tạo tình huống truyện làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật. Kim Lân đã đặt ông Hai vào một tình huống bất ngờ và rất éo le. Ông Hai là 1 người rất yêu làng và tự hào về làng mình. Vậy mà, ông lại nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây từ miệng những người tản cư. Đó là 1 tình huống bất ngờ làm tổn thương tình yêu làng của ông Hai và khiến cho ông rơi vào tâm trạng hết sức đau xót, tủi hổ.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế, sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, ý nghĩ, hành vi của nhân vật ông Hai. Đặc biệt, nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật không phải trong 1 khoảnh khắc mà là 1 quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng. Nỗi bất hạnh lớn đổ xụp xuống đầu ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khiến ông sững sờ, choáng váng:” Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê tê, rân rân,…”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nửa tin nửa ngờ, “chả lẽ các bạn ở làng lại đốn đến thế chăng?” . Ông không dám ló mặt ra ngoài, lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến 2 từ “việt gian”, “cam nhông” là ông lại tự nhủ:” Thôi lại chuyện đấy rồi”. Khi mụ chủ nhà biết chuyện, có ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi, ông Hai đã rơi vào trạng thái bế tắc hoàn toàn:” Biết đi đâu bây giờ, biết ở đâu chứa bố con ông mà đi bấy giờ”. Ông nghĩ hay là trở về làng. Nhưng ông ngay lập tức gạt bỏ ý nghĩ ấy vì:” Làng đã theo Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cam chịu trở về với kiếp sống nô lệ”. Chính vì thế, ông đã quyết đinh 1 cách đau đớn nhưng dứt khoát:” Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù”. Đau khổ, ông không biết tâm sự cùng ai ngoài đứa con bé bỏng:
“- Nhà ta ở đâu?
- Ở làng Chợ Dầu
- ……………………..
- Con ủng hộ ai?
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”
Yêu làng Dầu, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé bỏng của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó cũng chính là tấm lòng thủy chung trước sau như một với cách mạng của ông. Ngần ấy tuổi đầu mà nước mắt ông cứ ròng ròng khi nghĩ về làng. Nỗi đau ấy thật đáng trân trọng bởi đó là nỗi đau của 1 con người coi danh dự của làng như danh dự của chính bản thân mình. Khi tin đồn được cải chính, thái độ của ông Hai thay đổi hẳn. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng rạng rỡ hẳn lên. Ông hồ hởi chia quà cho các con, chạy đi khắp nơi để khoe:” Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian. Láo! Toàn là sai sự mục đích cả!”. Ở đây, để cho nhân vật của mình cứ hả hê sung sướng trước cái sự lẽ ra phải đau khổ, Kim Lân đã rất hiểu cái tâm lí thông thường của con người. Ông Hai đã sung sướng, hả hê đi khoe với mọi người việc Tây nó đốt nhà mình bởi lẽ đó là nỗi vui mừng khôn siết khi nỗi oan làng mình đã được giải, làng mình vẫn là làng yêu nước, làng kháng chiến. Niềm vui ấy to lớn viết chừng nào. Tài sản rieng bị phá hủy không thể sánh được với danh dự thiêng liêng của làng Chợ Dầu với ông Hai – một con người của làng Chợ Dầu. Ông mất đi căn nhà, nhưng bù lại, ông lại có thể tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Kim Lân đã thể hiện rất sâu sắc tấm lòng yêu làng, yêu nước của người nông dân trong những năm đầu kháng chiến qua việc miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai qua hoàn cảnh đặc biệt
Ngôn ngữ nhân vật và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc đã góp phần vào thành công của tác phẩm. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thông nhất về sắc thái, giọng điệu do chuyện được trần thuật chủ yếu bằng lời của nhân vật ông Hai. Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết trong sinh hoạt, đời sống hằng ngày. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khẩu ngữ, sử dụng lời ăn tiếng nói của người nông dân. Nhiều đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu, tính cách, tâm hồn nhân vật
Quả thực, chuyện ngắn “Làng” của Kim Lân có 1 nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm trạng hết sức hấp dẫn. Truyện đã ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của những con người Việt Nam trong kháng chiến. Tâm trạng của ông Hai cũng là tâm trạng của biết bao người nông dân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Vừa gợi sự thân thuộc, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ, đẻ lại cho người đọc những cảm xúc khó quên

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×