Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Hãy xây dựng luận điểm cho đề bài sau: Nghị luận về vấn đề ma túy và các tệ nạn xã hội

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
690
2
2
Nói không với các tệ nạn xã hội
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài:
a) Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
*Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
mỹ hoa
28/03/2018 16:22:33
a) Mở bài :
- Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội : nhiều loại tệ nan xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng.
- Trong đó, ma túy là tệ nạn nguy hiểm.(hoặc : có thể dẫn từ một mẫu tin về việc xã hội tăng cường phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội)
b) Thân bài :
Thế nào là tệ nạn xã hội ? (dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết trong sách vở, qua các phương tiện thông tin tuyên truyền).
Tác hại của tệ nạn xã hội.
- Với bản thân người tham gia vào tệ nạn.
+ Về sức khỏe.
+ Về thời gian.
+ Về nhân cách.
- Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn.
+ Về kinh tế.
+ Về tinh thần.
- Với xã hội.
+ Về an ninh xã hội.
+ Về văn minh của xã hội.
+ Về sự phát triển kinh tế.
Hãy nói « không » với tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể.
- Tự bảo vệ về mình khỏi hiểm họa ma túy và những tệ nạn xã hội.
- Với người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ.
- Với cộng đồng:
Giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn
Ngăn chặn tệ nạn
c) Kết bài: Quyết tâm vì một thế giới không tệ nạn xã hội.
1
2
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 17:30:15
I.Mở bài:
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, kéo theo nó là các tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng. Mặc dù nhà nước đã tăng cường quản lí, siết chặt an ninh, ổn định xã hội nhưng cũng chưa thể gải quyết được vấn đề tệ nạn xã hội đang len lỏi trong đời sống nhân dân. Nguy hiểm hơn, con người ngày nay vì lợi ích bản thân mà bất chấp đạo lí, bất chấp luật pháp khiến cho việc phát hiện và xử lí các tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng trở nên hết sức khó khăn.
II. Thân bài:
Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong đời sống có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.
Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ máy quan liêu, tảo hôn, ấu dâm v.v…nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh ra tội phạm, những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Các tệ nạn xã hội còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
* Thực trạng các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở nước ta: Cùng với quá trình gia tăng dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, các tệ nạn cũng diễn ra tràn lan và ngày càng khó kiểm soát. Có thể kể đến những tệ nạn xã hội phổ biến, có tác động sâu sắc đến đời sống con người và trật tự an ninh đất nước như: nghiện hút, cờ bạc, bảo kê, bia rượu, mại dâm, trộm cướp, mê tín dị đoan, hối lộ, tham nhũng,…
Tệ nạn xã hội ở nước ta ngày nay quá nhiều, khá phức tạp, khó khống chế. Nó tác động đến tư tưởng, đạo đức lối sống, tâm lí, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Môi trường đạo đức và văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của một bộ phận công chúng.
* Tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống, an ninh trật tự xã hội và nền kinh tế đất nước: Đối với bản thân:
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển.
Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ.
Tệ nạn xã hội là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, tác động xấu đến đạo đức, lối sống, sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai dân tộc. Làm cho con người mất đi nhân cách, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội: Người mắc tệ nạn xã hội có những hành vi không lành mạnh làm nảy sinh những bản năng không lành mạnh làm nảy sinh những ham muốn bản năng, vô đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình.
Tác hại đối với gia đình: Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.
Đối với xã hội: là gánh nặng của xã hội, rối loạn trật tự xã hội, nền văn hóa bị suy đồi. Các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.
Đối với đất nước: Tệ nạn xã hội gây thiện hại lớn về kinh tế cho đất nước và ngân sách nhà nước phải dành một khoảng lớn cho công tác phòng chống, cai nghiện, điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ, cải tạo các đối tượng. Tê nạn xã hội là tác nhân gây mất trận tự an ninh xã hội và làm suy thoái đạo đức.
* Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn trong xã hội: Do không có lập trường và không tự làm chủ được bản thân mình. Phần lớn đối tượng sa vào tệ nạn xã hội chính là những nam nữ thanh niên tuổi đời còn rất trẻ. Những người có hoàn cảnh gia đình khấm phá, được cha mẹ nuông chiều, lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn diện, xem thường pháp luật và ít hiểu biết, xem những tệ nạn xã hội như trò đùa. Một số khác do hoàn cảnh gia dình éo le, đưa đẩy , bị bạn bè lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ và thậm chí là cả ép buộc. Họ không nhận thức được rằng khi thăm gia tệ nạn xã hội chính là tự hủy hoại đi cuộc sống và nhân cách của bản thân mình.
Do nạn thất nghiệp, nghèo, lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu thắng,thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ. Không có sự giáo dục tốt, đầy đủ từ gia đình.
Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm qua, đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được đồng bộ. Hiện tượng văn bản pháp luật chồng chéo tạo khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. Các chế tài đối với các hành vi tham gia vào tham gia vào các tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe phòng ngừa. Việc sử lý hành vi còn chưa nghiêm minh ảnh hưởng đến việc thanh thiếu niên vẫn tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn tới tâm lý xem thường pháp luật và sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội.
Sự phát triển ồ ạt các trang mạng truyền thông và các phương tiện giải trí khiến giới trẻ dễ sa ngã vào những tệ nạn vốn đã ăn sâu trong đời sống xã hội. Xã hội còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội ngay trong cộng đồng của mình khiến cho các tệ nạn xã hội có cơ hội xâm nhập và phát triển sâu rộng, gây nên hậu quả nghiêm trọng, khó kiểm soát.
* Giải pháp khắc phục tệ nạn xã hội: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội:
Về phía bản thân: mỗi cá nhân cần phải cảnh giác trước các tệ nạ xã hôi. Không ngừng ra sức học tập ,rèn luyện đọa đức, tăng cường nghị lực, xây dựng lý tưởng sống lành mạnh tiến bộ trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Về phía gia đình: cần quan tâm khuyên răn chỉ bảo cho con em mình nhiều hơn, không quá nuông chiều chúng.
Về phía nhà trường: cần thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em nhận thức được những tác hại khó lường của các tệ nạn xã hội.
Về phía xã hội: mọi người cần chung tay góp sức, kết hợp với các cơ quan, đoàn thể để bài trừ những tệ nạn xã hội. Cần xử phạt thật nghiêm những kẻ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp của công, bài bạc, trộm cắp…
* Bài học nhận thức:
Hãy nói không với tệ nạn xã hội, cụ thể là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Để không bị biến thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội, mỗi người phải biết tự cứu lấy mình, biết tuân thủ pháp luật, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết tự mình học hỏi vươn lên trong xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy ùi, tiên tới đấu tranh tiêu diện tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch tốt đẹp hơn.
Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.
III. Kết bài: Tệ nạn xã hội là quốc nạn của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh xã hội và chất lượng đời sống con người. Một khi, tệ nạn xã hội còn thì xã hội sẽ không được yên ổn. Bởi thế, kiên quyết phòng chống và bài trừ tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân.
-5 SAO CHO MÌNH NHÉ!-
1
2
Quỳnh Anh Đỗ
28/03/2018 19:54:03
Mở bài:
Phòng chống tệ nạn xã hội là việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi cá nhân, quốc gia và nhiều tổ chức trong xã hội, đặc biệt trong nhà trường, việc phòng chống tệ nạn xã hội luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong xã hội hiện nay.
Thân bài:
+ Phòng chống tệ nạn xã hội là gì?
+ Phòng chống tệ nạn xã hội là việc chống lại những việc làm xấu ảnh hưởng đến xã hội như ma túy, mại dâm, tàng trữ chất ma túy… Làm hạn chế và phòng tránh những ảnh hưởng xấu tới xã hội.
+ Nguồn gốc: Phòng chống tệ nạn xã hội từ xưa đến nay đã được rất nhiều người quan tâm bởi nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với xã hội, vì vậy việc phòng chống tệ nạn xã hội, giúp con người phát triển hơn trong cuộc sống là việc làm cần thiết và mang một ý nghĩa to lớn.
+ Phòng chống tệ nạn trong xã hội hiện nay cần phải luôn được chú trọng quan tâm hàng đầu bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, to lớn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Nó phòng chống lại những ảnh hưởng xấu của xã hội, những điều đó giúp con người có ý thức hơn nữa trong việc phòng chống và đẩy lùi những tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến xã hội.
+ Vai trò của việc phòng chống tệ nạn xã hội là cực kỳ quan trọng: Phòng chống được các tệ nạn xã hội, làm giảm những ảnh hưởng xấu tới xã hội, tạo nên một môi trường trong lành, có đủ điều kiện để phát triển.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội là việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đất nước ngày càng phát triển bền chặt.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội giúp cho mỗi cá nhân có được môi trường tốt để làm việc và học tập, đó là môi trường tích cực giúp mỗi cá nhân trong xã hội có ý thức, chủ động hơn trong công việc, học tập và trong cuộc sống.
+ Biểu hiện của phòng chống tệ nạn xã hội là việc làm cần thiết và phòng chống lại những tệ nạn xấu của xã hội như việc chống lại những hành động có ảnh hưởng xấu của xã hội, như buôn bán và đánh nhau, gây rối trật tự an ninh.
+ Nghiêm chỉnh và điều chỉnh những hành vi có hành động sai trái và làm tổn hại đến xã hội.
Kết Luận:
Việc phòng chống tệ nạn xã hội là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng trong xã hội hiện nay, nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, để có môi trường tốt và phát triển.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×