Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Truyện ngắn “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao nói riêng và dòng văn học hiện thực phê phán của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung. Kết thúc của tác phẩm mang lại nhiều ý kiến trái chiều cho mọi người. Tuy nhiên kết thúc truyện vẫn luôn luôn là dụng ý của nhà văn trong quá trình hoài thai ra tác phẩm. Nhưng chúng ta cũng có thể nghĩ ra một cái kết thúc khác cho truyện ngắn “Chí Phèo”.
Tác phẩm “Chí Phèo” là truyện ngắn lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong giai đoạn nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Chúng đã bắt đầu quá trình khai thác thuộc điạ ở nước ta. Đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam vô cùng cực khổ, mà tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Anh Chí vốn là một người mồ côi cha mẹ từ khi còn đỏ hỏn, sau đó lớn lên trong vòng tay yêu thương của những người dân lương thiện. Nhưng khi trưởng thành, anh lại bị Bá Kiến – người đại diện cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ – tống giam vô tù. Và khi từ tù bước ra, Chí Phèo trở thành một con người hoàn toàn khác, bị tha hoá, mất hết tính người, trở thành một con quỷ dữ chuyên đi gào thuê khóc mướn cho nhà Bá Kiến làm người dân trong làng phải khiếp sợ. Nhưng sau khi gặp được Thị Nở thì Chí Phèo quay trở lại con đường lương thiện, xác định rõ được kẻ thù của đời mình và đã tới tận nhà giết chết Bá Kiến và rồi cũng cứa dao tự sát. Kết thúc tác phẩm là một bức tranh đẫm máu, cả giai cấp bị trị và thống trị đều phải chết. Phải chăng đây là cách duy nhất để giải quyết và điều hoà mâu thuẫn lúc bấy giờ?
Chọn cách kết thúc truyện như thế nào là hoàn toàn do mọi người quyết định dựa trên những quan điểm cá nhân của mình. Dẫu sao vẫn hoàn toàn phù hợp và sát với dụng ý của nhà văn.Chúng ta có thể nghĩ ra một cái kết thúc khác cho truyện “Chí Phèo” như sau. Chúng ta sẽ không để cho Chí Phèo phải chết. Sau khi bừng tỉnh ngộ, muốn quay lại con đường làm người lương thiện, Chí Phèo nhận ra kẻ thù lớn nhất của cuộc đời mình là Bá Kiến. Sau đó, Chí Phèo tới nhà cụ Bá đòi lương thiện bằng cách giết chết Bá Kiến. Nhưng Chí Phèo không tự sát mà chạy trốn. Chí Phèo tới gặp Thị Nở, kể lại đầu đuôi câu chuyện, giãi bày nỗi niềm và tâm sự của mình và rủ Thị Nở trốn cùng. Thị Nở sau một hồi đắn đo thì cũng đồng ý. Thế là Chí Phèo cùng Thị Nở cao chạy xa bay, tới một nơi mà không một ai biết họ để sinh sống. Cách kết thúc truyện này tuy phần nào đó sẽ làm giảm bớt đau thương cho tác phẩm nhưng lại làm giảm đi cái mạnh mẽ và gay gắt của câu chuyện.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |