1. - Nội dung của đoạn thơ trên là : Thúy Kiều nhớ người yêu. Nàng tưởng tượng đến ngày tháng hai người ở bên nhau. Cảnh ngộ của Thúy Kiều bơ vơ bên đời. Nàng tự nhủ tấm lòng son sắc sẽ không bao giờ phai. Tâm trạng buồn bã, nhớ nhung, ê chề,...
- Bốn câu thơ đó nhắc đến hai người: Kim Trọng và Thúy Kiều
2. - Nói "người dưới nguyệt chén đồng" là chỉ Kim Trọng. Nói như vậy là dùng biện pháppháp tu từ ẩn dụ
- Cách nói ấy cho thấy Thúy Kiều là người chung thủy luôn nghĩ đến người yêu. Dù thể xác hoen ố nhưng tâm hồn, trái tim nàng vẫn hướng về Kim Trọng
3. "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" Thúy Kiều liên tưởng đến mình và Kim Trọng uống chén rượu thề dưới ánh trăng, cùng trò chuyện, tâm sự, hứa hẹn với nhau, tưởng tượng giây phút hạnh phúc nhất. "Tin sương luống những rày trông mai chờ" nàng đau đớn nghĩ đến Kim Trọng ở nơi Liêu Dương đã hay tin nàng bán mình hay vẫn ngóng đợi nàng, nghĩ tới mà nàng xót xa, đau đớn, áy náy, ân hận. "Bên trời góc bể bơ vơ" một mình nơi xứ người, xa lạ, cảnh ngộ Thúy Kiều bơ vơ bên đời. "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" nàng tự nhủ, tự hứa tấm lòng son sắc sẽ không bao giờ phai. Sự trong trắng, tinh khiết của người mất rồi. Không làm sao có thể phai, nhục nhã, đau đớn thể hiện nàng là người yêu lí tưởng vô cùng yêu Kim Trọng. Chỉ với bốn dòng thơ Nguyễn Du thành công khi miêu tả nội tâm nhân vật, ông dùng ngôn ngữ độc thoại, nội tâm để diễn tả tâm trạng nhân vật- Thúy Kiều. Qua đó ta thấy được nàng là người đức hạnh, thủy chung, son sắc, sâu nặng với Kim Trọng.