Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam như thế nào?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.917
7
5
Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Từ thưở thiếu thời cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Người luôn trăn trở cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nỗi lo lắng làm sao để cho nước nhà được độc lâp, nhân dân được sống trong sung sướng tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc luôn canh cánh bên Người. Nguyễn Aí Quốc tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó Bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyến sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900), một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ Tĩnh giàu truyền thống đấu tranh cách mạng lại lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên Người sớm có tinh thần yêu nước. Người rất khâm phục tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng nhưng lại không tán thành với con đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiến bối. Nguyễn Aí Quốc đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng chàng thanh niên Nguyễn Aí Quốc lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã tạm rời xa gia đình, xa Tổ quốc để bắt đầu cuộc hành trình của mình. Tuy nhiên khác với những thanh niên cùng trang lứa đều chọn Nhật Bản làm nơi dừng chân thì Nguyễn Aí Quốc lại hướng tầm nhìn của mình về các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Sỡ dĩ Người chọn phương Tây làm nơi đến vì Người muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình, hơn nữa Người cũng muốn biết nước Pháp là một tên đế quốc như thế nào mà lại sang xâm lược nước ta và theo người muốn đánh thắng giặc Pháp xâm lược thì cần phải tìm hiểu rõ về chúng, “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng “ chính vì lý do đó mà người đã quyết định sang phương Tây, sang nước Pháp. Người đã làm phụ bếp trên con tàu Latouche Treville của Pháp lênh đênh trên biển cả bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình. Trong những năm đầu hoạt động cách mạng cho đến 1930. Nguyễn Aí Quốc đã có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau đây: Trước hết, khi rời Tổ Quốc. Người đã đi đến rất nhiều nước trên thế giới ở cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi nhưng ở đâu Người cũng hòa mình với cuộc sống của những người dân lao động cho nên Người rất thấu hiểu nỗi khổ của họ. Những chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận rằng: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị áp bức bóc lột dã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người: hạng người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột. Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Tại đây, hoạt động đầu tiên của Người là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương trở về với gia đình. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vecsxai ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm như sau: 1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. 2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những quyền bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận. 4. Tự do lập hội và hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. 6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. 8 .Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. Những yêu sách nói trên không được chấp nhận, nhưng nó đã có ý nghĩa rất lớn. Đó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Aí Quốc vào bọn trùm đế quốc và nó đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Một bài học lớn đã được rút ra: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Thứ hai, Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, bắt đầu từ 1911. Tháng 7 năm 1920. Nguyễn Aí Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” . Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đó Nguyễn Aí Quốc hoàn toàn tin vào Lênin, tin vào Quốc tế thứ ba. Quyết tâm đó của Nguyễn Aí Quốc càng được khẳng định rõ ràng khi tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920 Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Hành động đó của Nguyễn Aí Quốc là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động cũng như tư tưởng chính trị của Người, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản”, nó đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Sau này, chính Người đã thừa nhận: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Cách mạng tháng 8
-Tháng 2-1941, Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về nước ( lúcđầu ở Cao Bằng ) cùng với Trung Ương trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
- Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 8 ( 5-1941 ở Pắc Bó - Cao Bằng) để hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam (đề ra từ Hội nghị Trung Ương lần thứ 6 và 7).
* Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
* Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập Mặt Trận Việt Minh.
* Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên Tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi. Đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm.
- Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh ( Việt Minh ) ngày 19-5-1941, một hình thức mặt trận có hệ thống tổ chức khắp nước do Người đứng đầu, là một trung tâm đoàn kết đấu tranh chống Pháp- Nhật giành độc lập.
* Ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22-12-1944), là đội quân chính quy của cách mạng.
* Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng: Ban đầu ( 1941) là căn cứ địa Cao Bằng , đến tháng 6-1945 thành lập khu giải phóng Việt Bắc, bầu Uỷ ban khu giải phóng do Người đứng đầu.
- Năm 1942 và năm 1945, Ngườiđi Trung Quốc liên hệ, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng đồng minh dân chủ chống phát xít ( Tưởng, Mĩ).
- Sáng suốt dự đoán thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người triệu tập Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào để quyết định lệnh Tổng khởi nghĩa. Sau đó, Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Thành lập Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam mới do người Người đứng đầu. Soạn thảo và công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ( 2-9-1945 ).
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/03/2018 18:43:38
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Đặc biệt, HCM là người có công lớn đối với việc thành lập ĐCS VN
Vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, giỏi Nho học, nên ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã có ý chí đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Thất bại của phong trào chống thuế ở Huế (1908) và các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX, đã giúp cho Nguyễn Tất Thành hiểu được bản chất dã man và sức mạnh của bộ máy chính quyền thực dân. Mặc dù rất khâm phục những hoạt động cứu nước của các vị tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành đã tự chọn con đường cứu nước riêng của mình, bằng cách đi ra nước ngoài, đến với các nước phương Tây, xem sự thật đằng sau tư tưởng Tự do, Bình đẳng và Bác ái là gì, tìm học con đường đấu tranh thích hợp để sau này trở về giúp đồng bào mình tự giải phóng.
Từ năm 1911 đến năm 1917, chỉ với túi hành trang là lòng yêu nước sâu sắc, nghị lực phi thường và đôi bàn tay cần cù lao động vốn có của người dân Việt Nam đã giúp Nguyễn Tất Thành vượt lên trên tất cả những khó khăn, gian khổ để bôn ba tìm hiểu nhiều nơi trên thế giới. Cuộc hành trình dài sáu năm này đã giúp Người nhận thức rõ về cuộc sống của thế giới bên ngoài, phân biệt được đâu là bạn, đâu là kẻ thù.
Cuối năm 1917, từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành trở về nước Pháp. Tại đây, Người đã hoà mình cùng nhân dân lao động và tích cực tham gia các hoạt động chính trị.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp, tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa và theo đuổi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đến tháng 6 cùng năm, Nguyễn Ái Quốc(tên mới của Nguyễn Tất Thành) thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước gửi Bản yêu sách tám điểm đến Hội nghị Vécxây, đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Vì Hội nghị Vécxây được tổ chức là nhằm để các nước đế quốc chia nhau quyền lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nên những yêu cầu của Bản yêu sách đã không được quan tâm đến. Tuy nhiên, sự kiện này đã giúp Người nhận thức rõ hơn bản chất thật của chủ nghĩa đế quốc, đó là, những lời hứa của các nước đế quốc về việc trao quyền tự quyết cho các dân tộc thuộc địa chỉ là trò lừa bịp, muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì tự chúng ta phải đứng lên giành lấy.
Những thông tin về thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (tháng 11/1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3/1919), đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về con đường hoạt động cách mạng. Ngày 16 và 17/7/1920, báo L'Humanité (Nhân đạo) đăng bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Đọc bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ về con đường đấu tranh giải phóng cho dân tộc mình. Từ đây, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Những hành động này đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chân lý về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mà suốt gần mười năm qua Người bôn ba tìm kiếm đến nay đã được tìm thấy.
Như vậy, bằng sự kiện Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đó là con đường cách mạng vô sản, đã giúp cách mạng Việt Nam chấm dứt thời kỳ dài bị khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc.
Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Đồng thời, Người tham gia viết bài cho các tờ báo, nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và tìm cách bí mật truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước; từng bước chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức để cho ra đời một chính đảng, kịp thời dẫn dắt phong trào cách mạng trong nước.
Để giúp các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam hiểu rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân, giác ngộ con đường đấu tranh cách mạng và đoàn kết lại với nhau, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí của mình sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (tháng 10/1920) và sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Có thể nói, đây là tổ chức đầu tiên trên thế giới kêu gọi các dân tộc thuộc địa đoàn kết lại để cùng đấu tranh chống một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Liên Xô, hoạt động cho Quốc tế Cộng sản, cụ thể là ở Ban Phương Đông và Quốc tế Nông dân. Tại đây, Người có điều kiện trực tiếp nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin một cách có hệ thống, đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga, cách thức tổ chức và hoạt động của các Đảng Cộng sản, đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xô…
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc). Đến Trung Quốc, quốc gia giáp biên với Việt Nam là mong muốn thiết tha từ lâu của Người. Tại đây, Người có điều kiện thuận lợi hơn để liên lạc với cách mạng Việt Nam, đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước và chuẩn bị cho ra đời một chính đảng.
Đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc vận động thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở châu Á. Đây là tổ chức đoàn kết các dân tộc thuộc địa ở châu Á để cùng nhau đứng lên đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập dân tộc.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đây được xem là tổ chức tiền thân của Đảng, có tính chất quá độ, phù hợp với trình độ phát triển của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Qua tổ chức này, những người Việt Nam yêu nước, dù xuất thân từ thành phần nào cũng rất dễ dàng hiểu và tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đi đôi với công tác phát triển tổ chức, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về tư tưởng và chính trị để thành lập một chính đảng ở Việt Nam sau này. Cụ thể, Người trực tiếp mở và phụ trách Trường huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, gieo những hạt giống cộng sản đầu tiên cho cách mạng Việt Nam.
Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cho xuất bản tờ báo Thanh Niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội. Mục đích để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, giác ngộ quần chúng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng vô sản, đẩy lùi những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tư bản và tiểu tư sản đang tồn tại ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ đã được in thành tác phẩm Đường kách mệnh. Những tư tưởng cốt lõi của tác phẩm này là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp cũng do Người viết, được xuất bản ở Paris vào năm 1925 trước đó. Tác phẩm Đường kách mệnh đã chỉ ra rất rõ con đường giải phóng dân tộc, phương pháp đấu tranh cách mạng, xứng đáng là ngọn cờ chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng.
Trong khoảng thời gian này, ở Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân phát triển rất mạnh. Mở đầu là các cuộc bãi công của công nhân, phong trào đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925), phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh (đầu năm 1926). Thông qua những hoạt động này là dịp rất tốt để Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên truyền bá sâu rộng hơn chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Tháng 9/1928, kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ đưa ra chủ trương "Vô sản hoá", nhằm đưa hội viên vào các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để đẩy mạnh việc truyền bá và kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với các phong trào đấu tranh của công nhân.
Như vậy, đến cuối những năm 1920, phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao, bao gồm cả chất và lượng. Trước sự phát triển đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã không còn đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng. Tình hình cách mạng lúc này đòi hỏi bức thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến lên.
Với không khí dâng lên cao mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng, chỉ trong vòng 7 tháng (từ tháng 6/1929 đến tháng 1/1930), cả nước lần lượt đã ra đời ba tổ chức cộng sản. Đó là, Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (tháng 1/1930). Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản cùng hoạt động với mục tiêu thống nhất chung đã chứng tỏ rằng cách mạng Việt Nam đang phát triển lên đến đỉnh cao, phản ánh kết quả thành công của quá trình dài chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc để tiến đến thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong một nước cùng lúc xuất hiện tới ba tổ chức chức cộng sản, cùng một mục tiêu hoạt động, nhưng lại không đoàn kết, thống nhất với nhau, điều đó đã làm ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp chung của cách mạng cả nước. Vì vậy, lúc này, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất, đủ khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước vừa là yêu cầu tất yếu khách quan, vừa là chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
Trước tình hình cấp bách đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm (Thái Lan) trở lại Hương Cảng (Hồng Kông) triệu tập ngay hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản để thống nhất các tổ chức đó lại và thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất.
Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, tại Hương Cảng, sau một thời gian ngắn gấp rút chuẩn bị, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành một tổ chức duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và Lời kêu gọi do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tất cả các tài liệu này được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Nội dung Cương lĩnh chính trị đã nêu rõ đường lối chiến lược và sách lược phù hợp với tình hình thực tế của cách mạng Việt Nam, đó là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thực hiện mục tiêu người cày có ruộng và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kết thúc thời kỳ dài mười năm chuẩn bị công phu, khoa học về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để tiến đến thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đủ khả năng lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã gắn liền với vai trò vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thể hiện rõ ở các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời, hướng cách mạng Việt Nam đi theo con đường đó và giúp cách mạng Việt Nam thoát khỏi bế tắc đường lối cứu nước. Người đầu tiên gắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, bằng phương pháp cách mạng đầy tính khoa học, sáng tạo và tinh thần cống hiến quên mình, Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra hệ thống giao thông liên lạc bí mật, rất chặt chẽ, đa chiều từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Kết quả là Người đã truyền bá thành công chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, đánh lùi các tư tưởng cứu nước sai trái. Tuyển chọn và đào tạo nên đội ngũ cán bộ cộng sản đầu tiên cho cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, bằng uy tín và sự chuẩn bị chu đáo của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất thành công các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Tạo sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức trong phong trào đấu tranh cách mạng. Đây là những điều kiện thiết yếu để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thành công.
Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng nghĩa với việc Nguyễn Ái Quốc đã phá tan sự đơn độc tồn tại lâu đời, thiết lập nên sự đoàn kết, thống nhất hành động giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước Đông Dương. Đặc biệt là đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăn khít của cách mạng thế giới.
0
0
Mai Hiên
29/06/2021 08:52:36
+2đ tặng
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1930 Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Từ thưở thiếu thời cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Người luôn trăn trở cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nỗi lo lắng làm sao để cho nước nhà được độc lâp, nhân dân được sống trong sung sướng tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc luôn canh cánh bên Người. Nguyễn Aí Quốc tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó Bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyến sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900), một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ Tĩnh giàu truyền thống đấu tranh cách mạng lại lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nên Người sớm có tinh thần yêu nước. Người rất khâm phục tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng nhưng lại không tán thành với con đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiến bối. Nguyễn Aí Quốc đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng chàng thanh niên Nguyễn Aí Quốc lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã tạm rời xa gia đình, xa Tổ quốc để bắt đầu cuộc hành trình của mình. Tuy nhiên khác với những thanh niên cùng trang lứa đều chọn Nhật Bản làm nơi dừng chân thì Nguyễn Aí Quốc lại hướng tầm nhìn của mình về các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Sỡ dĩ Người chọn phương Tây làm nơi đến vì Người muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình, hơn nữa Người cũng muốn biết nước Pháp là một tên đế quốc như thế nào mà lại sang xâm lược nước ta và theo người muốn đánh thắng giặc Pháp xâm lược thì cần phải tìm hiểu rõ về chúng, “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng “ chính vì lý do đó mà người đã quyết định sang phương Tây, sang nước Pháp. Người đã làm phụ bếp trên con tàu Latouche Treville của Pháp lênh đênh trên biển cả bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình. Trong những năm đầu hoạt động cách mạng cho đến 1930. Nguyễn Aí Quốc đã có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau đây: Trước hết, khi rời Tổ Quốc. Người đã đi đến rất nhiều nước trên thế giới ở cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi nhưng ở đâu Người cũng hòa mình với cuộc sống của những người dân lao động cho nên Người rất thấu hiểu nỗi khổ của họ. Những chuyến đi đó giúp Người rút ra một kết luận rằng: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị áp bức bóc lột dã man; trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, nhưng chung quy chỉ có hai hạng người: hạng người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột. Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Tại đây, hoạt động đầu tiên của Người là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương trở về với gia đình. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vecsxai ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm như sau: 1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. 2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những quyền bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận. 4. Tự do lập hội và hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. 6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. 8 .Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. Những yêu sách nói trên không được chấp nhận, nhưng nó đã có ý nghĩa rất lớn. Đó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Aí Quốc vào bọn trùm đế quốc và nó đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Một bài học lớn đã được rút ra: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Thứ hai, Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, bắt đầu từ 1911. Tháng 7 năm 1920. Nguyễn Aí Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” . Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Từ đó Nguyễn Aí Quốc hoàn toàn tin vào Lênin, tin vào Quốc tế thứ ba. Quyết tâm đó của Nguyễn Aí Quốc càng được khẳng định rõ ràng khi tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920 Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Hành động đó của Nguyễn Aí Quốc là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động cũng như tư tưởng chính trị của Người, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản”, nó đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Sau này, chính Người đã thừa nhận: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×