Một nữ sinh khi bị lộ đoạn phim chứa những hình ảnh nhạy cảm đã phải chọn cách từ bỏ cuộc sống vì nhiều bình luận độc địa từ những người không quen biết. Một bác sĩ đã mất việc vì bị dư luận chỉ trích do lỡ gác chân lên giường bệnh. Mới đây, ngay sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, H’Hen Niê đã lập tức phải đối mặt với hàng loạt bình luận ác ý, thậm chí mang tính xúc phạm về nhan sắc trên mạng xã hội. Cách đây không lâu, Lê Âu Ngân Anh sau khi trở thành Hoa hậu Ðại dương 2017 cũng phải hứng chịu nhiều chế giễu quá đà về nhan sắc theo hướng xúc xiểm. Và danh sách nạn nhân của mạng xã hội không chỉ gồm người đẹp, người nổi tiếng, người của công chúng… mà có thể là bất kỳ ai. Dường như, chê bai, xúc phạm người khác thông qua mạng xã hội đang là một "thú vui thời thượng" của quá nửa cư dân mạng xã hội...
(Theo Nhandan.com)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ nội dung đoạn văn trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ðành rằng, trong cuộc sống thì khen - chê - yêu - ghét là quyền cá nhân "bất khả xâm phạm" của mỗi người. Với không gian mạng, việc bộc lộ những hỉ, nộ, ái, ố lại càng tự do hơn. Song, điều đó không có nghĩa là những "anh hùng bàn phím" thích nói gì thì nói, chê gì thì chê, bỡn cợt gì thì bỡn cợt. Mạng xã hội tuy là ảo nhưng những hệ lụy của nó thì vô cùng thật. Một lời góp ý đúng có thể giúp người ta vững tâm bước tiếp; nhưng nếu thiếu lý lẽ và chừng mực sẽ trở thành liều độc dược khiến ai đó "không chết cũng la lết khổ thân"! Một lời chê bai có thể chưa mang đến nhiều hậu quả tiêu cực, nhưng sự hùa vào của cả đám đông hung hãn sẽ tạo nên "trận sóng thần" cuốn phăng đi một sinh mạng!
Còn nhớ, một nữ sinh khi bị lộ đoạn phim chứa những hình ảnh nhạy cảm đã phải chọn cách từ bỏ cuộc sống vì nhiều bình luận độc địa từ những người không quen biết. Một bác sĩ đã mất việc vì bị dư luận chỉ trích do lỡ gác chân lên giường bệnh… Cũng không hiếm những cái chết thương tâm do hậu quả tai hại từ những bình luận kiểu a dua "ném đá hội đồng" từ những dòng trạng thái với nội dung hoàn toàn vu vơ trên Facebook. Cái cách "lên đồng tập thể" của cư dân mạng, trong đó phần lớn là của những người trẻ - lực lượng phổ biến nhất sử dụng mạng xã hội hiện nay, nói lên một điều: ranh giới giữa chê bai, miệt thị vô lối kiểu "mục hạ vô nhân" và phản biện xã hội với đạo đức và luân thường đạo lý, đang bị xóa nhòa. Dù là hành động của cơ quan công quyền hay của cá nhân cũng trở thành mục tiêu của những cuộc "ném đá hội đồng". Không cần dẫn ra những luận chứng, luận cứ, họ cứ thế tung lên những ý kiến trái chiều, những mỉa mai, xúc xiểm, miệt thị... như một cách để khẳng định bản thân trong thế giới ảo, bất chấp mình chẳng phải người trong cuộc.
Ở một chừng mực, điều này cho thấy vấn đề trong nhận thức, ý thức và sự lệch chuẩn về phông văn hóa của một bộ phận người dùng mạng xã hội. Rõ ràng, nếu có nền tảng văn hóa vững chắc thì dù là ứng xử ngoài đời hay trên mạng, người ta cũng vẫn biết sử dụng ngôn ngữ một cách tiết chế, đúng mực, góp ý trên tinh thần xây dựng! Không nhiều người biết, những dòng trạng thái trên Facebook có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự nếu xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm người khác.
Hiện mạng xã hội Facebook cũng đã có chính sách bắt buộc người dùng phải khai tên thật để có những cam kết mạnh hơn về trách nhiệm xã hội của mỗi cư dân mạng. Ðây là cơ sở để cơ quan chức năng kiểm soát tốt hơn và làm "sạch" hơn kênh giao tiếp đang trở nên phổ biến này. Nhưng trước hết, người dùng mạng xã hội nhất là những người nổi tiếng cần chủ động, tự giác cẩn trọng "đề kháng" với bất kỳ ai trên mạng xã hội để không vô tình tạo cơ hội biến mình trở thành nạn nhân của búa rìu dư luận. Cần xác định tâm thế bình thản trước những lời khen, tiếng chê và tránh cực đoan, tiêu cực khi tiếp nhận bình luận trên mạng xã hội.
Quay trở lại câu chuyện quanh Hoa hậu Hoàn vũ 2017 H’Hen Niê, việc một nhà báo có hơn 20 năm trong nghề, sau khi có những nhận xét cảm tính xúc phạm về nhan sắc tân Hoa hậu trên mạng xã hội đã phải chịu kỷ luật từ chính tòa soạn. Ðây là hồi chuông cảnh tỉnh cho thấy hơn ai hết, những người làm báo - những người định hướng dư luận - càng cần phải có ý thức, trách nhiệm với ngòi bút, ngay cả khi sử dụng nó trên mạng xã hội. Ngành báo chí không chấp nhận những phóng viên, nhà báo bất cẩn trong phát ngôn. Bởi đây không chỉ là vi phạm đạo đức người làm báo mà còn là biểu hiện của sự vô tâm và thiếu ý thức, trách nhiệm xã hội.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |