Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thanh hóa là một trong những nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng. Em hãy trình bày suy nghĩ về một danh lam khu di tích lịch sử ở Thanh Hóa

thanh hóa là một trong những nơi có nhiều danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử nổi tiếng . Em hãy trình bày suy nghĩ về một danh lam , khu di tích lịch sử ở thanh hóa.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
116
0
0
Phuongg Anh
28/11/2021 20:10:26
+5đ tặng

Thanh Hoá là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi đây đã sản sinh ra bao người con ưu tú của dân tộc như: Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông.......Không chỉ được biết đến là vùng đất giàu văn hoá, nhân kiệt mà nơi đây còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có thể kể đến như Hàm Rồng, bãi biển Sầm Sơn,......Khu di tích lịch sử Lam Kinh cũng là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nơi đây.

Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá, mất khoảng hơn một giờ đi xe theo hướng Tây Bắc là có thể đến Lam Kinh. Khu di tích lịch sử thuộc thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân. Phía Bắc của thành điện hướng về sông Chu, phía Tây là núi Hàm Rồng, phái bên trái thành là rừng Phú Lâm và núi Hương hướng về bên phải . Nơi đây có tổng diện tích hơn 30 ha, bao gồm nhiều đền miếu, lăng tẩm,.....

Thành điện Lam Kinh được xây dựng theo quyết định của vua Lê Thái Tổ. Hơn 10 năm sau thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, nhà vua đóng đô tại kinh thành Thăng Long và đưa ra những quyết sách để phát triển, xây dựng quê hương, trong đó có quyết định xây kinh thành Lam Kinh trên đất Lam Sơn. Thành điện Lam Kinh còn có một trên gọi khác, đó là Tây Kinh. Vào năm 1962, khu di tích này được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Cách đây 7 năm, Lam Kinh được công nhận lên là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Cổng vào của hoàng thành rộng hơn 6 mét, hai phía cổng được xây dựng hai bức tường thành dài, dày và chắc chắn có hình cánh cung với ý nghĩa bảo vệ bên trong thành. Vào trong thành khoảng hơn 10 mét là gặp một con sông nhỏ có chiếc cầu Tiên Loan Kiều bắc ngang. Đi qua cầu rồi tiến vào sâu sẽ gặp một chiếc giếng xanh mát, đẹp mắt được lát các bậc đá lên xuống. Ngọ Môn của thành điện Lam Kinh có 3 cửa ra vào, cửa chính giữa rộng nhất với gần 4 mét, các cửa khác có chiều rộng nhỏ hơn, khoảng gần 2,8 mét. Các cột giữa của Ngọ môn rất lớn, được xem như những người hùng vững chãi nâng đỡ thành điện. Có hai chú nghê được làm từ đá đặt trước cổng Ngọ môn với nhiệm vụ canh gác. Sân rồng của Ngọ Môn có tổng diện tích gần 3.600 mét vuông. Có 3 toà điện lớn trong khu chính điện được bố trí theo hình chữ công. Các toà điện có tên gọi lần lượt là điện Diên Khánh, điện Sùng Hiếu và điện Quang Đức.

Trong thành điện Lam Kinh có nhiều lăng tẩm, đền miếu,...tiêu biểu nhất phải kể đến Vĩnh Lăng, đây là lăng của vua Lê Thái Tổ, được xây dựng tại vị trí có thế "hổ phục, rồng chầu" rất đẹp. Vĩnh Lăng có hình lập phương, được bài trí đơn giản nhưng không kém phần trang trọng, tôn nghiêm. Bia Vĩnh Lăng nằm ở phía Tây Nam của thành điện, được làm từ đá trầm tích biển. Nhà bia Vĩnh Lăng được trang trí rất tinh xảo, phù hợp với các nội dung về công lao, sự nghiệp của nhà vua được ghi trên văn bia. Ngoài Vĩnh Lăng, còn có thể kế đến các lăng mộ độc đáo khác như Chiêu Lăng, Kính Lăng, Hựu Lăng,......

Hàng năm, khu di tích thành điện Lam Kinh được sự quan tâm của nhiều vị khách du lịch đến tham quan và viếng điện. Nơi đây thu hút khách không chỉ từ những kiến trúc độc đáo, quy mô, đậm chất phương Đông mà còn hấp dẫn bởi những câu chuyện văn hoá truyền thuyết đầy huyền bí như câu chuyện về cây lim hiến thân hay cây ổi biết cười, chuyện tình của cây Đa Thị.... Đến đây, các vị khách cũng được thoả sức khám phá và thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích, ngắm nhìn các di vật cổ như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê, đầu đao Kim nóc,.....

Lịch sử trải qua hàng ngàn năm với bao thăng trầm, biến đổi, nhưng những dấu tích của khu thành điện Lam Kinh vẫn còn đó, mãi là chứng nhân của một thời kì đầy hào hùng, thịnh trị của dân tộc. Tìm về với thành điện Lam Kinh Thánh Hoá em như được sống lại lịch sử dân tộc, được về với cội nguồn xa xưa của đất Việt quê hương.

Đây nè

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
03_Nguyễn Diệu ...
28/11/2021 20:11:21
+4đ tặng

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.

Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngoạ, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố, thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia đình gần thành.

Cho đến nay, nơi khai thác và cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Nhân dân địa phương cho biết, người xưa có thể lấy đá ở nhiều nơi quanh vùng Tây Đô, gần nhất là núi đá xanh Yên Tôn, hiện còn những tảng đá xanh mang tên “An Tôn xã”. Hang Tượng dùng để nhốt voi chuyên chở đá xây thành. Con đường phía Tây được lát đá xanh bằng phẳng từ bờ sông Mã đến cửa Tây còn có tên gọi “Bến Đá”. Gần đây, những hộ dân xung quanh đường còn giữ được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, chở bằng cộ (loại xe lớn có một bánh gỗ), chở bằng voi kéo, hoặc người ta dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.

Thành Tây Đô có 4 cửa : Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo