a) Đặc điểm nguồn lao động nước ta * Đặc điểm chung: Nguồn lao động nước ta bao gồm những người trong trong độ tuổi lao động Nướctaquyđịnhnamtừ15–60,nữtừ15−55tuổiNướctaquyđịnhnamtừ15–60,nữtừ15−55tuổi có khả năng lao động , có nghĩa vụ lao động và những người ngoài độ tuổi lao động trên nhưng vẫn tham gia lao động gọi là lao động dưới và trên độ tuổi. - Năm 2003 nước ta có 41,3 triệu lao động trong đó khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2 %, khu vực nông thôn chiếm 75,8 %. - Số lao động nước ta qua đào tạo chỉ chiếm 21,2 % trong đó có 16,6 % có trình độ công nhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp, số còn lại là cao đẳng đại học , trên đại học. Số chưa qua đào tạo chiếm 78,8 %. - Lực lượng lao động nước ta dồi dào tăng nhanh , mỗi năm bình quân nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động. * Ưu điểm của nguồn lao động nước ta. - Lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , năng động, linh hoạt với cơ chế thị trường. - Lao động đông, giá rẻ, thị trường rộng có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Lực lượng lao động tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, và các thành phố lớn thuận lợi cho hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao. * Tồn tại của nguồn lao động. - Lao động nước ta hạn chế vể thể lực và trình độ chuyên môn gây khó khăn cho việc sử dụng lao động. - Lao động phân bố chưa hợp lí dẫn đến đồng bằng và thành phố lớn thừa lao động gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm nhưng trung du, miền núi nhiều tài nguyên lại thiếu lao động để khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế. b) Giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta vì: . .- Nguồn lao động nước ta dồi dào tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển nên giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt. - Do đặc điểm của mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thời gian thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn. Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng ở nông thôn mới chỉ đạt 77,7 % . Vì vậy lao động nông thôn bỏ ra thành phố tìm việc làm rất nhiều. - ở thành thị dân cư tập trung đông trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao khoảng 6%. c) Các giải pháp giải quyết việc làm. - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. - Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình giảm sự gia tăng dân số để đi đến cân đối giữa quy mô nguồn lao động với khả năng thu hút lao động của nền kinh tế . - Đối với nông thôn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nông thôn. Đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống: mây tre đan, mộc, khảm trai, thêu ren… - Đối với thành thị: Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, mở thêm nhiều nhà máy xí nghiệp để thu hút lao động. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.