Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Ngãi, viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút ra tập Giữa trong xanh in năm 1972. Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Qua đoạn trích, điều đầu tiên mà em cảm nhận được đó chính là công việc gian khổ và đòi hỏi nhiều ý chí. Công việc không những mang tính chất đặc thù mà còn phải chịu đựng nhiều thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải "đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ", hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình.
Tiếp theo, em thấy được trong đoạn trích đó chính là sự tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp của nhân vật anh thanh niên. Những dẫn chứng đó là: " Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách" Từ đó, ta cũng thấy được vẻ đẹp của sự gọn gàng, ngăn nắp trong cuộc sống của nhân vật.
Tóm lại, nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của tình yêu nghề, say mê công việc và có sự ngăn nắp, gọn gàng trong cuộc sống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |