Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày vẻ đẹp của ngư dân lao động trong khổ thơ thơ thứ 5 bài đoàn thuyền đánh cá

viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày vẻ đẹp của ngư dân lao động trong khổ thơ thơ thứ 5 bài đoàn thuyền đánh cá.Trong đó có sử dụng câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và cách dẫn trực tiếp ( gạch chân câu nghi vấn)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.223
1
0
Nguyễn Nguyễn
05/12/2021 09:03:01
+5đ tặng

Ra đời vào năm 1958, là kết quả chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên vùng biển đẹp, giàu có mà qua đó còn khắc họa thành công hình ảnh những người lao động mới - những con người dân chài lưới với vẻ tinh thần lao động hào hứng, luôn chan chứa sức sống và tinh thần khỏe khoắn.

Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ được khắc họa trên nền thiên nhiên rộng lớn, bao la và trước hết, họ là những người có tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động và luôn có niềm hi vọng, ước mong đánh bắt được nhiều hải sản. Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên miền biển lúc hoàng hôn tuyệt đẹp với việc sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo "mặt trời xuống biển như hòn lửa" cùng biện pháp nhân hóa - "sóng đã cài then, đêm sập cửa". Và để rồi, trên cái nền thiên nhiên thơ mộng, gần gũi, thân thương ấy, hình ảnh con người dần hiện ra:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Phụ từ "lại" đã giúp nhấn mạnh ngữ điệu của câu thơ, đồng thời, qua đó gợi lên thế chủ động của con người trước thiên nhiên và hơn thế, nó cho chúng ta thấy rằng công việc ra khơi của những con người nơi đây vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày, nó trở thành một công việc quen thuộc đối với những con người nơi đây. Đặc biệt, hình ảnh "câu hát căng buồm cùng gió khơi" là một sáng tạo độc đáo, qua đó đã cụ thể hóa niềm vui sướng cùng sự hào hứng của người lao động. Thêm vào đó, với việc sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác "câu hát căng buồm" đã gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của người lao động gửi vào trong những lời ca ấy. Trong tâm trạng hứng khởi khi ra khơi, những người dân chài đã cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển ca và gửi gắm niềm ước mong của mình.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi.

Với thủ pháp liệt kê cùng biện pháp so sánh, tác giả đã ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển ca. Nhưng hơn hết, qua hình ảnh nhân hóa "đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng" như đã gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh những người lao động đang làm việc, lao động hăng say không kể ngày đêm giữa biển cả. Đồng thời, câu hát "đến dệt lưới ta đoàn cá ơi" không chỉ như một lời mời gọi những loài cá mà hơn thế nữa, nó còn cho thấy ước muốn đánh bắt được thật nhiều những loài hải sản và những điều đó xét đến cùng là khao khát, là hi vọng được khám phá, chinh phục tự nhiên của những người lao động nơi đây. Thêm vào đó, hình ảnh con người lao động mới còn hiện lên là những người với niềm vui sướng phơi phới, sự hăng hái, làm chủ thiên nhiên, quê hương, đất nước.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Trên cái nền thiên nhiên bao la, rộng lớn, chiều cao của gió của trăng, chiều rộng cả mặt biển và chiều sâu của lòng biển hình ảnh đoàn thuyền đánh cá dần hiện lên. Với lối nói khoa trương, phóng đại, những hình ảnh "lái gió với buồm căng", "lướt giữa mây cao với biển bằng" gợi nên hình ảnh con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào thiên nhiên bao la, rộng lớn của biển cả, của vũ trụ. Thêm vào đó, với việc sử dụng hàng loạt các động từ "lái", "lướt", "dò", "dàn" cho thấy đoàn thuyền đang làm chủ biển trời, làm chủ thiên nhiên. Như vậy, khổ thơ với việc sử dụng những hình ảnh kì vĩ, lớn lao đã xây dựng thành công hình ảnh của đoàn thuyền, của những con người nơi đây đang làm chủ thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn.

Đồng thời, những người lao động trong bài thơ còn là những con người với lòng biết ơn sâu sắc trước những ân tình của thiên nhiên, của quê hương và là những con người lớn lao, phi thường. Sự trù phú, giàu có của biển cả được tác giả tái hiện thông qua việc liệt kê, miêu tả những loài cá vừa ngon vừa quý hiếm của biển cả. Và để rồi trước sự giàu có ấy của biển cả những người lao động đã cất lên tiếng hát:

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển nuôi ta lớn như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta từ thuở nào.

Có thể nói, với hình ảnh so sánh độc đáo biển với "lòng mẹ" đã cho thấy vai trò, vị trí lớn lao của biển cả đối với những con người nơi đây - biển như người mẹ, như bầu sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người từ bao đời nay. Nhưng hơn thế nữa, hình ảnh đó còn thể hiện niềm tự hào sâu sắc và lòng biết ơn của những người dân chài với biển cả, với quê hương yêu dấu. Đồng thời, hình ảnh những con người lao động còn hiện lên thật phi thường, lớn lao.

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh độc đáo, hấp dẫn và giàu giá trị đặc tả - "kéo xoăn tay", "lưới xếp", "buồm lên" để tái hiện lại một cách chân thực công việc kéo lưới của những người dân chài. Với việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ "ta kéo xoăn tay chùm cá nặng" dường như tác giả đã tạo nên những nét vẽ, những nét tạo hình đầy gân guốc, chắc khỏe, cứng cỏi, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân làng chài. Đồng thời, những hình ảnh "vẩy bạc", "đuôi vàng" không chỉ gợi nên sự giàu có của biển cả, sự bội thu của chuyến ra khơi mà hơn thế nữa nó còn cho chúng ta thấy được niềm vui sướng, phơi phới của những người lao động.

Nếu như trong những khổ thơ trên, hình ảnh người lao động hiện lên với niềm hứng khởi, phơi phới với công việc của mình thì trong khổ thơ kết thúc bài thơ, người lao động hiện lên với niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan khi được làm chủ đất trời, thiên nhiên bao la, rộng lớn.

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Nếu câu hát ra khơi là câu hát "căng buồm cùng gió khơi" thì câu hát trở về của đoàn thuyền lại là câu hát "căng buồm với gió khơi", tác giả đã biến đổi từ "cùng" thành từ "với", điều đó đã cho thấy niềm vui phơi phới của những người dân chài khi trở về trên một chiếc thuyền đầy ắp cá sau một chuyến đi thuận lợi và bội thu. Đặc biệt, với hình ảnh nhân hóa "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" đã làm cho chúng ta thấy rằng dường như đoàn thuyền đang trở thành một sinh thể sống để chạy đua với thiên nhiên. Chính điều đó đã nâng tầm vóc của đoàn thuyền, của con người ngang với tầm vóc của vũ trụ, của thiên nhiên, đồng thời qua đó còn gợi lên tư thế hào hùng, khẩn trương để giành lấy thời gian để lao động của những người dân chài.

Tóm lại, với ngòi bút tài hoa, bay bổng cùng cảm hứng về vũ trụ, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận đã xây dựng thành công hình tượng người lao động mới với n

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×