CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
I. Tiền đề
1. Kinh tế:
- Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tạo ra những tiền đề KT – CT cho CM XHCN.
+ Phát triển sức sản xuất lên cao (yêu cầu xã hội hoá tư liệu sản xuất) làm cho sức sản xuất >
+ Tạo ra những cơ sở vật chất – kĩ thuật để xây dựng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
2. Nga là chế độ đế quốc phong kiến quân phiệt – là nơi tập trong cao độ các mâu thuẫn của CNĐQ:
- Mâu thuẫn giữa VS >< TS;
- giữa ĐQ >< ĐQ (Nga ở trong khối Hiệp ước >< khối Liên minh),
- ĐQ >< thuộc địa (nước Nga là nhà tù của các dân tộc).
- Ngoài ra còn GCND >< địa chủ phong kiến.
3. Năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ:
- Cuộc chiến tranh đế quốc làm cho nước Nga suy sụp về kinh tế, thất bại về quân sự; khủng hoảng về chính trị.
- Quần chúng nổi dậy đấu tranh và có đủ khả năng lật đổ chế độ thống trị, Nga hoàng bất lực.
4. Nước Nga có chính đảng vô sản kiểu mới: Đảng Bôn sê vích có đường lối cách mạng đúng đắn, đưa ra khẩu hiệu “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
5. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền (chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản lên cao); làm cho các thế lực đế quốc không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.
II. Diễn biến
1. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai
* Diễn biến
- Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat (nay là Xanh Pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố.
- Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của Nga hoàng.
+ Lãnh đạo: Đảng (B) lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ tranh.
+ lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách mạng).
* Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ
- Hình thành cục diện hai chính quyền song song tồn tại:
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết). Cùng thời gian, GCTS cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
* Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
* Đặc điểm chủ yếu diễn biến cách mạng:
- Hình thức: từ bãi công biểu tình của công nhân chuyến sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng. Và sau khi chính phủ Nga hoàng bị lật đổ đã diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản. Kết quả:
- Thời gian: Cách mạng diễn ra hết sức nhanh chóng: chỉ trong vòng hai ngày: 26 và 27 .2, công nhân và binh lính cách mạng đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat; lật đổ chính phủ Nga hoàng đang nắm trong tay LLVT 14 triệu binh lính và mạng lưới cảnh sát, mật vụ khổng lồ.
- Phạm vi: Thủ đô => cả nước
- Lãnh đạo: Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.
b. Cách mạng tháng Mười
* Nguyên nhân:
Chủ trương của Lê nin và Đảng (B) – Luận cương tháng Tư – Đường lối?
* Diễn biến:
-Hình thức, mục tiêu đấu tranh: Đấu tranh vì hoà bình nhằm tập hợp quần chúng => khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Khởi nghĩa vũ trang:
+ ở Thủ đô:
Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô.
Đến 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Ngày 25/10 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi. Sau Pê-tơ-rô-grat là thắng lợi ở Mát-xco-va.
* Đầu 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn.
* Nguyên nhân thành công:
- Đảng (B) và Lê nin đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn.
- Sức mạnh của khối đoàn kết công – nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản đã đưa đất nước vượt qua cơn thử thách nguy hiểm, đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đập tan sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong nước.
* Tính chất:
- Lãnh đạo CMT10 Nga là do GCVS đứng đầu.
- LLTG: bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp nhưng động lực chủ yếu là công – nông – binh.
- Kết quả: Chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn, đạp tan cách áp bức bóc lột của phong kiên, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động, đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, tiến lên CNXH.
=> CM XHCN.
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết
1. Tình hình sau thắng lợi của Cách mạng tháng mười năm 1917
- Nước Nga Xô viết còn non trẻ, nhiệm vụ đầu tiền và quan trọng nhất là xây dựng và củng cố chính quyền mới. Khắc phục nền kinh tế hết sức khó khăn do lâm vào cuộc chiến tranh thế giới.
- Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn Bạch vệ trong nước tấn công can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô viết trong đó nước Đức là kẻ thù chính. Tình thế hết sức nguy ngập.
2. Những chủ trương để xây dựng chính quyền Xô viết, chống thù trong giặc ngoài
* Ngay trong đêm 25/10/1917, tuyên bố nước Nga là nước Cộng hoà Xô viết của công – nông, thành lập Chính phủ Xô viết do Lê nin đứng đầu.
- Thông qua Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất
- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
- thành lập Hồng quân để bào vệ chính quyền cách mạng.
* năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động nhân lực và của cải cho xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Nội dung chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động
3.Kết quả
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
- Ngày 3/3/1918, chính phủ Xô viết ký với Đức Hoà ước Bret-litop, đình chiến, chịu những điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hoà hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hoà bình xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước.
Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của các đế quốc và bon Bạch vệ - Nhà nước Xô viết đã giữ vững và bảo vệ thành quả.
* Vì sao chính quyền Xô viết thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến?
1. Nguyên nhân: Sau CMT10, nước Nga gặp nhiều khó khăn về KT - CT
- Cuối 1918, QĐ 18 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.
- Để chống thù trong giặc ngoài, đầu 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến.
2. Nội dung chính sách
- Nhà nước độc quyền lúa mì, cấp tư nhân buôn bán lúa mì. Từ tháng 1/1919 ban hành chính sách Trưng thu lương thực thừa của nông dân theo nguyên tắc “không thu một chút gì của dân nghèo, thu của trung nông với mức vừa phải và thu nhiều của phú nông”.
- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân để quản lý, điều hành sản xuất công nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động
- Tiến hành trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa trên nguyên tắc bình dân.
3. Ý nghĩa
Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đến cuối 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.
II. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười
1, Với nước Nga:
- Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga.
- lần đầu tiên trong lịch sử, CM đã đưa công nông lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
2, Quốc tế
- Đánh đổ CNTB ở một khâu quan trọng của nó là CNĐQ, làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của CMT10 Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mặt thiết trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ.
- Cung cấp cho PTCM TG những BHKN quý giá về PP đấu tranh giành chính quyền, sự lãnh đạo của Đảng, khối liên minh công – nông.
- Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kỳ mới – thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.
HT ^^