Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

07/12/2021 13:40:39

Viết đoạn văn cảm nghĩ về 1 bài hoặc nhiều bài ca dao; thơ lục bát về vẻ đẹp quê hương đất nước

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Nội dung: Viết đoạn văn cảm nghĩ về 1 bài hoặc nhiều bài ca
dao ,thơ lục bát về vẻ đẹp quê hương đất nước.
wwww ww
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
249
0
0
Pingg
07/12/2021 13:43:00
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
HT ^^

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
07/12/2021 13:43:32
+4đ tặng

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ“Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×