Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
HĐ 1. kiểm tra viêc chuẩn bị bài:
- GV giao đề 4. Biểu cảm về món quà tuổi thơ.
- Nêu các cách lập ý em sẽ chọn cho bài viết:
- Các cách lập ý:
+ Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại
+Quan sát, suy ngẫm
+Hứa hẹn,mong ước
- GV yêu cầu hs lập dàn bài ở nhà.
I. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
- Dàn bài cho đề 4:
Biểu cảm về món quà tuổi thơ.
1. Mở bài:
- Giới thiệu món quà tuổi thơ và nêu khái quát cảm xúc của bản thân.
2. Thân bài:
* Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại:
- Nhớ tình huống đc nhận quà qua hồi tưởng: người tặng...
- Nói lên cảm xúc khi nhận quà: vui sướng, nôn nao, hạnh phúc...
* Quan sát, suy ngẫm:
- Ngắm nhìn món quà cảm nhận về món quà: hình thức, vẻ đẹp công dụng, ý nghĩa...
- Sự gắn bó tình cảm của bản thân với món quà trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
* Hứa hẹn mong ước
- Khẳng định món quà là kỉ niệm không phai trong sâu thẳm tâm hồn tình cảm.
3. Kết bài:
Tình cảm cảm xúc về món quà tuổi thơ.
HĐ 2. Tổ chức luyện nói
- GV lưu ý: Văn nói khác văn viết ở chỗ: nội dung không nói quá dài, nhiều chi tiết, cần phải biết chi tiết quan trọng, gợi cảm.
- Người nói: biết cách diễn đạt, trình bày các ý theo thứ tự hợp lí.
- Tình cảm phải chân thành
- Từ ngữ phải chính xác, trong sáng
- Bài nói phải mạch lạc, đảm bảo tính liên kết.
- GV chia lớp ra 4 nhóm
- Từng nhóm cử HS nói trước tổ.
- Các bạn trong tổ nhận xét bổ sung.
- GV theo dõi chung
- GV mỗi nhóm 1 em có bài nói khá nhất nói trước lớp
- HS và GV cùng nhận xét
- GV nhận xét đánh giá.
II. Học sinh nói trước tổ, lớp:
1.Lưu ý:
a. Người nói (hành văn nói):
- Nội dung: Nổi bật nội dung biểu cảm, hướng vào chủ đề chung của bài văn
- Lời kể, tác phong:
+ Ngôn ngữ nói: rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm...
+ Ngữ điệu nói: lên giọng, xuống giọng, nhấn ý...
+ Cử chỉ, điệu bộ tự nhiên, nét mặt phù hợp với ngôn ngữ nói.
b. Người nghe:
- Có thái độ lắng nghe tích cực, hành động hưởng ứng, khích lệ.
- Nhận xét chân thành phần trình bày của bạn.
2. Nói trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện nói trước lớp.
HĐ 3. Tổng kết:
? Để bài nói thành công phải chú ý đến những yếu tố nào?
? Yêu cầu đối với văn luyện nói về văn biểu cảm và sự vật và con người là gì?
III. Tổng kết giờ luyện nói:
- Chú ý: Tác phong, giọng điệu, cách diễn đạt, cách lập ý, tình cảm trong sáng.
+ Cần phải chú ý tới sự vật, con người một cách đầy đủ.
+ Người nói phải chú ý yếu tố tự sự và miêu tả => bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy tư.
+ Ví dụ các yêu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
+ Vận dụng các hình thức biểu cảm: So sánh, cảm thán (…)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |