Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu tục ngữ nói về tác dụng của tôn trọng lẽ phải là

Câu 1: Câu tục ngữ nói về tác dụng của tôn trọng lẽ phải là:

A. Nói phải củ cải cũng nghe.

B. Ăn có mời, làm có khiến.

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

D. Áo rách cốt cách người thương.

Câu 2: Lối sống liêm khiết giúp chúng ta:

A. Sống thanh thản. B. Sống không đàng hoàng.

C. Không bị phụ thuộc vào người khác. D. Không tự ti.

Câu 3: Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta điều gì ?

A. Tôn trọng lẽ phải. B. Liêm khiết. Giữ chữ tín. D. Tôn trọng người khác.

Câu 4: Cụm từ nào thể hiện sự tôn trọng người khác khi giao tiếp ?

A. Xưng hô khiêm tôn. B. Mồm loa mép giải.

C. Mồm năm miệng mười. D. Miệng nói tay làm.

Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện việc giữ chữ tín ?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

C. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

D. Người sao một hẹn thì nên/Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

Câu 6: Muốn giữ chữ tín thì mỗi người phải làm gì ?

A. Giữ đúng lời hứa và đúng hẹn với người mình yêu quý.

B. Tích cực hứa hẹn với mọi người xung quanh.

C. Chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình khi được cô giáo giao việc.

D. Làm tốt chức trách nhiệm vụ, đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ.

Câu 7: Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ?

A. Pháp luật phải phù hợp với kỷ luật.

B. Kỷ luật phải phù hợp với pháp luật.

C. Pháp luật phải tuân theo kỷ luật.

D. Kỷ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật.

Câu 8: Bạn Hoàng thường xuyên đi học muộn giờ. Theo em bạn Hoàng đã vi phạm:

A. Pháp luật. B. Qui định của thôn, xóm.

C. Kỉ luật D. Qui định của Bộ giáo dục

Câu 9: Theo em ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn quản lí được xã hội.

B. Không có pháp luật, Nhà nước có thể quản lí được xã hội những kém hơn.

C. Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, trật tự an ninh không được bảo đảm.

D. Không có pháp luật vẫn có thể giữ được trật tự, an toàn xã hội.

Câu 10: Nếu phát hiện 1 người hàng xóm buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy em sẽ làm gì?

A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị trả thù.

B. Báo ngay cho cha mẹ, tổ trưởng dân phố, công an biết.

C. Phân tích cho người hàng xóm hiểu được hành vi đó là vi phạm pháp luật.

D. Kể cho mọi người xung quanh biết để tránh xa người đó.

Câu 11: Giờ tan trường HS lớp 8A trường THCS Nam Hòa đỗ xe tràn xuống đường, tập trung đứng dàn hàng ba, hàng bốn. Các bạn này không về nhà ngay mà còn đứng trò chuyện gây ắch tắc giao thông ở cổng trường. Bạn An cùng lớp đã nhắc nhở xong các bạn không nghe.

Nhận xét việc làm của các bạn lớp 8A ?

A. Là việc làm vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

B. Đây là việc làm bình thường.

C. Là việc làm giúp cho đường phố thêm đông vui.

D. Là việc làm vi phạm kỉ luật nơi công cộng.

Câu 12. Người “ba phải” là người

A. Luôn chỉ cho mình là đúng.

B. Chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.

C. Luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.

D. Thường không phân biệt được đúng sai.

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?

A. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình.

B. Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.

C. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác.

D. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?

A. Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng.

B. Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng.

C. Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm.

D. Bớt xén công quỹ làm của riêng.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín?

A.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

C.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Câu 16: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải

A. Yêu thương mọi người.

B. Tin tưởng người khác.

C. Biết giữ chữ tín.

D. Tôn trọng người khác.

Câu 17: Tôn trọng kỉ luật là

A. Chấp hành nội quy của nhà trường.

B. Chạy xe quá tốc độ quy định.

C. Đi xe đạp dàn hàng ba.

D. Luôn giúp đỡ mọi người.

Câu 18: Hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Buôn bán phụ nữ, trẻ em.

B. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

C. Đi du học tự túc.

D. Chấp hành luật giao thông đường bộ.

Câu 19 : Biểu hiện củả tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.

C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B,C.

Câu 20 : Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.

B. Dung túng cho kẻ giết người.

C. Đánh chửi cha mẹ.

D. Cả A,B,C.

Câu 21: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.

B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.

C. Đèo em bé đó đến gặp công an.

D. Đạp thật nhanh về nhà.

Câu 22: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Cùng với A đánh B cho vui.

D. Chạy đi chỗ khác chơi.

 

Câu 23: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Tôn trọng lẽ phải.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Vi phạm pháp luật.

Câu 24: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Không trung thực.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Câu 25: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu 26: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Tôn trọng người khác.

 

 

 

 

Câu 27: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

A. Coi thường người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Xỉ nhục người khác.

Câu 28: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 29: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 30: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Câu 31: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

A. Bà A coi thường người khác.

B. Bà A không tôn trọng người khác.

C. Bà A giữ chữ tín.

D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 32: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

A. B là người không giữ chữ tín.

B. B là người giữ chữ tín.

C. B là người không tôn trọng người khác.

D. B là người tôn trọng người khác

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
128
1
0
Nguyễn Nguyễn
08/12/2021 08:08:43
+5đ tặng

Câu 6: Muốn giữ chữ tín thì mỗi người phải làm gì ?

A. Giữ đúng lời hứa và đúng hẹn với người mình yêu quý.

B. Tích cực hứa hẹn với mọi người xung quanh.

C. Chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình khi được cô giáo giao việc.

D. Làm tốt chức trách nhiệm vụ, đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ.

Câu 7: Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ?

A. Pháp luật phải phù hợp với kỷ luật.

B. Kỷ luật phải phù hợp với pháp luật.

C. Pháp luật phải tuân theo kỷ luật.

D. Kỷ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật.

Câu 8: Bạn Hoàng thường xuyên đi học muộn giờ. Theo em bạn Hoàng đã vi phạm:

A. Pháp luật. B. Qui định của thôn, xóm.

C. Kỉ luật D. Qui định của Bộ giáo dục

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×