Trước hết, như bao đề nghị luận văn học về 1 ý kiến khác, em phải giải thích nội dung ý kiến đó và nêu ra vấn đề cần nghị luận. Sau đó đi vào bàn bạc, tất nhiên là trước đó em cũng phải khéo léo giới thiệu đầy đủ về tác giả, tác phẩm, nhân vật rồi.
- Tại sao nói Chí Phèo là gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị
Chí là kẻ cùng đinh trong xã hội, trong tay không có tiền, thân phận thấp bé, từ nghèo mà thành hèn. Cũng như bao thân phận mõ làng khác, Chí dễ dàng trở thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành kẻ "không còn gì để mất", sẵn sàng làm mọi thứ để có tiền uống rượu dù cho phải đày đoạ thân xác, dù phải bán rẻ lương tâm. Em dựa vào nội dung tác phẩm để tìm dẫn chứng phân tích (kể từ khi Chí chào đời đã là một đứa trẻ không cha không mẹ, lớn lên tứ cố vô thân, không tấc đất cắm dùi, không một bàn tay đàn bà chăm sóc; cho đến khi bị Bá Kiến hại vào tù, đến khi r tù trở thành tay sai cho BK là cả một quá trình bị đày đoạ, bị làm cho bần cùng hoá, lưu manh hoá, mất cả hình hài lẫn nhân tính, phải "bán cả hình hài và tâm hồn cho quỷ dữ"; không còn là anh Chí hiền lành cục mịch của ngày xưa nữa.) Nhớ làm rõ 2 ý: mất trí thể hiện như thế nào (đánh mất mình, sẵn sàng gây gổ chửi bới và đánh nhau với bất cứ ai - đến mức không ai muốn dây vào; thậm chí sẵn sàng làm tổn thương bản thân để ăn vạ; quên đời trong rượu, triền miên say,...) và là công cụ nguy hiểm của bọn thống trị như nào (bị BK mua chuộc, đi đòi nợ cho BK ra sao...)
- Tại sao CP lại là một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại, vì tha hoá đến như thế, "cùng hơn cả thằng cùng" của làng Vũ Đại, và trong khi tất cả mọi người đều sống trong cái vòng thống trị ngột ngạt của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, sống trong sự dúm dó, nịnh bợ, luồn cúi để được "yên thân"; sống mà không có bất cứ tình thương hay sự đồng cảm nào.... thì Chí là người ý thức được rõ nhất nguyên nhân sâu xa khiến mình không thể nào quay về với lương thiện, khiến mình không thể nào sống như một người bình thường; hiểu được cái xã hội ấy tù túng thối nát đến nhường nào, con người phải chịu bi kịch ra sao. Hơn ai hết Chí ý thức được bi kịch của cuộc đời mình, hiểu mình muốn gì và không thể làm gì để rồi đưa ra một lựa chọn vô cùng đau đớn, thảm thương, tưởng "mất trí" mà lại là quyết định của một người tỉnh táo nhất - cùng chết với kẻ đã biến mình thành quỷ dữ. (phân tích diễn biến tâm trạng của Chí từ sau khi Thị Nở truyền đạt lại lời của bà cô đến hết - đoạn diễn biến tâm lý kinh điển của cả tác phẩm này đó em)
- Đánh giá: Chí Phèo là nhân vật điển hình của văn học hiện thực phê phán 30 - 45
+ Đại diện cho một lớp người sống dưới đáy một cái xã hội tối tăm ngột ngạt; bị vùi dập, bị mất cả hình người lẫn tính người, phải chết nếu muốn được sống lương thiện, nếu muốn được sống là mình (chỗ này em có thể so sánh với Hồn Trương Ba, ý này sẽ rất sáng đó) -> phê phán, căm phẫn xã hội thực dân không cho con người ta được làm người --> tính hiện thực phê phán
+ Khẳng định nhân phẩm, tâm hồn của người nông dân ngay cả khi họ không còn được là người nữa. -> giá trị nhân đạo của tác phẩm; điều làm cho tác phẩm nói chung, CP nói riêng trở thành đặc sắc nghệ thuật của vh mà ít có tác phẩm, nhân vật nào sánh được.
+ Ngòi bút của tác giả: "tỉnh và lạnh" nhưng lại vô cùng giàu cảm xúc ở bên trong; ông viết về Chí như thể đó là một kẻ đáng giận, đáng hắt hủi, không "có cớ để cho người ta thương", "không bao giờ ta thương"; thế nhưng ẩn sâu đằng sau ngòi bút "dửng dưng" ấy lại là một con tim luôn sục sôi căm phẫn, xót xa đến tột độ, đồng cảm đến vô cùng với số phận ấy, tâm hồn ấy, bi kịch ấy....
+ Chí Phèo kết tinh cả cái tài, cái tâm và cái tầm của tác giả, là một hình tượng nghệ thuật vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa đậm tinh thần nhân văn nhân đạo.