Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt

8 trả lời
Hỏi chi tiết
1.637
1
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:18:56

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt

Luyện tập

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Nội dung : hai cặp câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, cùng nói về niềm ưu tư và nỗi lo cho dân, cho nước.

   - Hình thức : Giống nhau về thể thơ lục bát. Khác về hình ảnh, cách thức biểu hiện: câu thứ nhất tả và kể, câu thứ hai dùng lối ẩn dụ.

Câu 2 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phương diện so sánh Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình huống thể hiện Khi ở xa quê Lúc mới trở về quê
Cách thể hiện tình cảm biểu cảm trực tiếp, tinh tế nhẹ nhàng biểu cảm gián tiếp, ngậm ngùi

Câu 3* (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Vấn đề so sánh Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng giêng
Cảnh vật Giống cùng kể, tả về đêm, về trăng, tuyền, sông
Khác cảnh thanh tĩnh, u tối cảnh sống động, trong sáng
Tình cảm lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Câu 4 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Những câu đúng : b, c, e.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

   - Có hai loại : từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

   - Hiện tượng từ đồng nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất với những biểu hiện phong phú, sinh động trong thực tế.

Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
(chỉ kích thước, khối lượng) nhỏ to, lớn, vĩ đại
thắng được thua, thất bại
chăm chỉ siêng năng, cần cù lười biếng

Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

   - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa :

       + Từ nhiều nghĩa : các nghĩa của từ tương đồng, có mối quan hệ với nhau.

       + Từ đồng âm : các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

   - Thành ngữ có giá trị tương đương từ, về cơ bản có thể làm những chức vụ cú pháp giống như từ (chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…)

Câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Bách chiến bách thắng : Trăm trận trăm thắng.

   - Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.

   - Kim chi ngọc diệp : lá ngọc cành vàng.

   - Khẩu Phật tâm xà : miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Thay thế từ in đậm bằng từ ngữ tương đương :

   - đồng không mông quạnh.

   - còn nước còn tát.

   - con dại cái mang.

   - giàu nứt đố đổ vách.

Câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

   - Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

   - Ví dụ về các lối chơi chữ :

       + Dùng từ đồng âm : Hổ mang bò lên núi → hai nghĩa : Con hổ mang con bò lên núi / Con hổ mang đang bò lên núi.

       + Chơi chữ dùng lối nói gần âm :

   Con cá đâu anh ngồi câu đó

   Biết có khôngcông khó anh ơi.

                (Ca dao)

       + Chơi chữ dùng cách điệp âm : Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông ben bãi biển Bắc Bộ. bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa (câu chuyện dân gian).

       + Chơi chữ dùng lối nói lái : Mang theo một cái phong bì – Trong đựng cái gì đựng cái đầu tiên (“đầu tiên” : tiền đâu).

       + Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa :

   Con chết rủ trên cây,

    con mở lịch xem ngày làm ma

   Cà cuống uống rượu la đà

   Chim ri ríu rít bò ra bò vào

   Chào mào thì đánh trống quân

   Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.

   ⇒ Sử dụng các từ cùng chỉ

0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Bài này đang biên soạn.

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt

Câu 1: Ở sơ đồ 1, có thể tham khảo các ví dụ:

    + Từ ghép chính phụ: máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim, ...

    + Từ ghép đẳng lập: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ...

    + Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, hây hây, bầu bầu, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng,...

    + Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ...

    + Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, ...

- Sơ đồ 2:

    + Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, ...

    + Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

    + Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.

    + Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,...

    + Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,...

    + Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,...

Câu 2:

Quan hệ từ Danh, động,tính (từ)
Về ý nghĩa Biểu thị ý nghĩa quan hệ (như: sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến, đẳng lập...) Danh từ: Biểu thị người, sự vật, hiện tượng

Động từ: Hoạt động, quá trình

Tính từ: Tính chất, trạng thái

Về chức năng Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu; nối kết các câu trong đoạn văn Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu

Câu 3: Có thể tham khảo cách giải nghĩa sau:

Ôn tập tiếng việt
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

I. Các phương châm hội thoại

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Phương châm về lượng : Nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

   - Phương châm về chất : Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

   - Phương châm quan hệ : Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

   - Phương châm cách thức : Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

   - Phương châm lịch sự : tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tình huống ví dụ :

Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

   - Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh trả lời:

   - Thưa thầy, Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh ạ.

=> Vi phạm phương châm về chất.

II. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Các từ ngữ xưng hô rất phong phú, đa dạng : mình, chúng mình, ta, chúng ta, anh, em, bác, cháu, mình, cậu...Tùy thuộc vào tính chất của tính huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Xưng khiêm : Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường.

   - Hô tôn : Gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Ví dụ:

       + Quý bà, quý cô, quý ông... để gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính.

       + Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.

Câu 3 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô vì xưng hô thể hiện quan hệ, thái độ, tình cảm giữa những người giao tiếp : thân hay sơ, khinh hay trọng. Nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Dẫn trực tiếp : nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

   - Dẫn gián tiếp : Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn. Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp :

       + Quân Thanh sang đánh, Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp rằng mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, Nguyễn Thiếp nghĩ như thế nào?

       + Nguyễn Thiếp trả lời rằng trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân vua Quang Trung yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Nhà vua đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị đập tan.

   - Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :

       + Trong lời đối thoại, vua Quang Trung xưng là "Tôi" (Ngôi thứ nhất) thì chuyển thành "Vua Quang Trung" (Ngôi thứ ba) trong lời dẫn gián tiếp. Lời của Nguyễn Thiếp : “Chúa công” chuyển thành “Nhà vua”.

       + Từ chỉ địa điểm "đây" trong lời đối thoại thì trích lược trong lời dẫn gián tiếp.

0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt

I. Phương châm hội thoại

Câu 1:

- Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

- Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2: Tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại:

Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

- Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh trả lời:

- Thưa thầy Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh ạ.

=> Phương châm về chất bị vi phạm.

II. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1:

Các từ ngữ xưng hô rất phong phú, đa dạng : mình, chúng mình, ta, chúng ta, anh, em, bác, cháu, mình, cậu…

Tùy thuộc vào tính chất của tính huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

Câu 2:

Xưng khiêm: Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường.

Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Ví dụ:

- Quý bà, quý cô, quý ông… để gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính.

- Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.

Câu 3:

Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô. Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tình cảm của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: Tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng. Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả trong giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Dẫn trực tiếp:

    + Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

    + Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp:

    + Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.

    + Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :

- Trong lời đối thoại, tự xưng hô là "Mình" (Ngôi thứ nhất) "Chúa công" (Ngôi thứ hai) thì chuyển thành "Nhà vua" "Vua Quang Trung" (Ngôi thứ ba) trong lời dẫn gián tiếp.

- Từ chỉ địa điểm "Đây" trong lời đối thoại thì trích lược trong lời dẫn gián tiếp.

- Từ chỉ thời gian "Bây giờ" thì đổi thành "Bấy giờ" trong lời dẫn gián tiếp.

0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa con người với con người trong xã hội.

   - Các nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :

       + Nhân vật giao tiếp : là những người tham gia giao tiếp (người nói, người nghe).

       + Nội dung giao tiếp : thông tin, thông điệp, ngôn bản ...

       + Mục đích giao tiếp : chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.

       + Hoàn cảnh giao tiếp : thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

   - Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản :

       + Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

       + Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết :

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phụ trợ Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói Hoàn cảnh trực tiếp trong thời gian, không gian nhất định. Từ khẩu ngữ, tiếng lóng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ Lời nói giao tiếp hàng ngày, từ ngữ đơn nghĩa. Câu từ ít gọt dũa, nhiều thán từ, câu tỉnh lược, cảm thán,…
Ngôn ngữ viết Gián tiếp (chữ viết), tiếp nhận bằng thị giác, không hạn chế không gian, thời gian Hệ thống dấu câu, kí tự, bảng biểu, sơ đồ Từ ngữ chọn lọc, thường đa nghĩa, thuật ngữ chính xác, thường có câu phức nhiều thành phần

Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Những đặc điểm cơ bản của văn bản :

       + Tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề trọn vẹn.

       + Các câu có sự liên kết chặt chẽ, các ý mạch lạc và có trình tự.

       + Hướng đến mục đích nhất định.

       + Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

   - Phân tích những đặc điểm của văn bản qua văn bản Ba Bể - huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (Ngữ văn 10 tập 2, trang 26).

   - Thống nhất một chủ đề : truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

   - Sự liên kết câu, ý mạch lạc : Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, từ chuyển tiếp (chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có ...) và liên kết theo mạch kể thời gian.

   - Mục đích giao tiếp : giới thiệu huyền thoại về hòn đảo nhằm gây sự tò mò, chú ý và mong muốn khám phá của khách tham quan.

   - Về hình thức : văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.

   - Sơ đồ phân loại theo phong cách ngôn ngữ :

Soạn văn lớp 10 | Soạn bài lớp 10

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật :

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cụ thể

- Tính cảm xúc

- Tính cá thể

- Tính trừu tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể hóa

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Khái quát :

   - Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt : thuộc họ Nam Á, gắn với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.

Soạn văn lớp 10 | Soạn bài lớp 10

   - Lịch sử phát triển tiếng Việt (4 giai đoạn) :

       + Thời kì dựng nước : tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán.

       + Thời kì phong kiến độc lập tự chủ : Song song phát triển chữ Hán và chữ Nôm.

       + Thời kì Pháp thuộc : phát triển theo hướng hiện đại hóa.

       + Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 : Hoàn thiện và chuẩn hóa.

b. Một số tác phẩm văn học Việt Nam :

   - Viết bằng chữ Hán : Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…

   - Viết bằng chữ Nôm : Truyện Kiều, thơ Nôm Hồ Xuân Hương,…

   - Viết bằng chữ quốc ngữ : Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ…

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bảng tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt :

Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ

- Phát âm đúng, chuẩn.

- Viết đúng chính tả, đúng quy định.

- Đúng âm thanh, cấu tạo và nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của từ.

- Từ ngữ phù hợp phong cách ngôn ngữ

- Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, có liên kết.

- Đúng cấu trúc, dấu câu thích hợp.

Sử dụng yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ toàn văn bản.

Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   Những ý kiến đúng là : b, d, g, h

0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

Câu 1:

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ thái độ, tình cảm ... để tổ chức xã hội hoạt động.

- Các nhân tố giao tiếp bao gồm:

    + Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp.

    + Nội dung giao tiếp, tức thông tin, thông điệp, ngôn bản ...

    + Mục đích giao tiếp (gọi tắt là đích) là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.

    + Hoàn cảnh giao tiếp: gồm thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

- Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây:

    + Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

    + Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu 2: Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt | Soạn văn 10 hay nhất tại

Câu 3:

a. Những đặc điểm cơ bản của văn bản:

- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ và liên kết về nội dung. Cả văn bản phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.

- Mỗi văn bản thường hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định.

- Mỗi văn bản óc những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

Ví dụ: văn bản Ba Bể - huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (ngữ văn 10, tập 2, trang 26):

- Chủ đề của văn bản là truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

- Câu chuyện được kể rất logic. Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, các từ chuyển tiếp (chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có ...) và liên kết theo mạch kể thời gian.

- Mục đích giao tiếp của văn bản: giới thiệu về hòn dảo bằng huyền thoại nhằm gây sự tò mò, chú ý và khát khao khám phá của khách tham quan về những bí ẩn của hòn đảo.

- Về hình thức: văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.

b.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt | Soạn văn 10 hay nhất tại

Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt | Soạn văn 10 hay nhất tại

Câu 5:

a. Trình bày khái quát

- Nguồn gốc của tiếng Việt: gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt thuộc học ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ này đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) - là nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn - Khmer thuộc học ngôn ngữ Nấm.

- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:

    + Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn các từ tiếng Hán và Việt hóa, từ đó làm cho tiếng việt trở nên phong phú và phát triể mạnh mẽ.

    + Thời kì độc lập tự chủ: Bị tiếng Hán chèn ép. Nhưng tiếng Việt vẫn phát triển nhờ việc tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng việt thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Xuất hiện chữ Nôm.

    + Thời kì Pháp thuộc: Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng đi, văn xuôi tiếng việt hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ. Nhiều từ ngữ mới xuất hiện và được sử dụng rộng rãi.

    + Từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay: Tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt và sử dụng rộng rãi. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng.

b. Một số tác phẩm van học Việt Nam:

- Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, bình Ngô đại cáo, Hoàng Lê nhất thống chí, ...

- Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, qua đèo ngang, Truyện Lục Vân Tiên, ...

- Viết bằng chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa pa, Làng, Hai đứa trẻ, ...

Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng:

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt | Soạn văn 10 hay nhất tại

Câu 7:

- Các câu đúng là: b, d, g, h.

- Các câu a, c, e sai. Lỗi sai là người viết không phân định được ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư