Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương

3 trả lời
Hỏi chi tiết
500
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:16:36

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục (3 phần):

   - Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài) : nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

   - Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống) : nhiệm vụ của văn chương.

   - Đoạn 3 (còn lại) : công dụng của văn chương.

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống vốn nhiều màu sắc và văn chương chính là hình ảnh phản chiếu của màu sắc ấy.

   - “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Công dụng của văn chương :

   - Gợi tình cảm và lòng vị tha.

   - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

   - Làm hay, làm đẹp những điều bình dị trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Văn bản thuộc loại văn nghị luận nghị luận văn chương. Vì nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương.

   b. Nét đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.

   Dẫn chứng : đoạn mở đầu văn bản, đoạn nói về mãnh lực văn chương.

Luyện tập

   - “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem đến tâm hồn ta những cảm xúc, những tình cảm mới mà ta chưa hề biết. Ví như “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” (Sóng – Xuân Quỳnh), cái cảm xúc nhớ ai đó đến thao thức, đến sâu đậm như vậy đâu hẳn ai cũng từng trải.

   - “luyện những tình cảm ta sẵn có” : làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc Cổng trường mở ra của Lí Lan, ta như nhớ lại cảm xúc khi bỡ ngỡ bước vào cánh cổng trường mới, xa lìa vòng tay quen thuộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương

Xem thêm: Tóm tắt: Ý nghĩa của văn chương

Bố cục:

Chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu… muôn vật muôn loài) Nguồn gốc của thơ ca.

   + Phần 2 ( Còn lại): Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)

- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”

→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

Câu 2 (Trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Văn chương là:

- Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống.

   + Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng

   + Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.

- Văn chương còn tạo ra sự sống

   + Thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.

Câu 3 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Công dụng văn chương theo Hoài Thanh:

- Giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha

- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

   + Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên

   + Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người

⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật

Câu 4 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Luyện tập

Câu hỏi (trang 63 SGK): Giải thích câu của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Và những dẫn chứng chứng minh câu nói đó:

  

   + Giải thích:

    → Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

    → Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

   + Dẫn chứng:

    → Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

    → Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Ý nghĩa - Nhận xét

    Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.

0
0
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 11:13:41

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo