Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Chương trình địa phương

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
407
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 18:46:12

Soạn bài: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn

   Do mỗi địa phương có những đặc điểm, những phong tục khác nhau, do vậy các câu tục ngữ, ca dao lưu truyền cũng có một số điểm khác nhau. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu về các câu tục ngữ, ca dao lưu hành ở Hà Nội.

Câu 1 :

       Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

   Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

Câu 2 :

       Thăng Long Hà Nội đô thành

   Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

       Cố đô rồi lại tân đô

   Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

Câu 3 :

       Ai ơi mồng chín tháng tư

   Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

Câu 4 :

       Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu

   Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng

Câu 5 :

       Thứ nhất là Hội Cổ Loa

   Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.

Câu 6 :

       Gió đưa cành trúc la đà

   Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

       Mịt mù khói tỏa màn sương

   Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 7 :

   Ai về thăm huyện Đông Anh

   Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

       Cổ Loa hình ốc khác thường

   Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.

Câu 8:

       Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

   Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.

Câu 9 :

   Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

   Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An

Câu 10:

   Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:

   ... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.

Câu 11:

   Thánh giếng giỗ Thánh Sóc Sơn

   Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về

Câu 12:

       Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng

   Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.

Câu 13:

       Chẳng thơm cũng thể hoa mai

   Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh

Câu 14:

       Long thành bao quản nắng mưa

   Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Câu 15:

       Trời cao biển rộng đất dày

   Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

Câu 16:

       Đống Đa ghi để lại đây

   Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Câu 17:

   Nhong nhong ngựa ông đã về

   Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn

Câu 18:

      Lạy trời cho cả gió lênv

   Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.

Câu 19:

   Nhớ ngày hăm ba tháng ba

   Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...

Câu 20:

      Mỗi năm vào dịp xuân sang

   Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...

Câu 21:

   Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm

Câu 22:

   Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.

   Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.

Câu 23:

   Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:

   Mình từ làng kẹo mình ra

   Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng.

Câu 24:

   Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà

   Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

   Đường về xứ Lạng mù xa..

   Có về Hà nội với ta thì về

   Đừng thủy thì tiện thuyền bè

   Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

Câu 25:

   Con sông chạy tuột về Hà

   Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương

   Nhớ người cố quận tha hương

   Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Chương trình địa phương Phần Văn và Tập làm văn

Nội dung luyện tập

Một số hình thức luyện tập

   1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

   2. Làm các bài tập chính tả

   a. Điền vào chỗ trống :

   - Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần :

      + ch hoặc tr : chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.

      + dấu hỏi hoặc dấu ngã : mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.

   - Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi :

      + Điền tiếng (dành hoặc giành) : dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

      + Điền tiếng (sĩ hoặc sỉ) : liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

   b. Tìm từ theo yêu cầu :

   - Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

      + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo) : chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

      + Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

   - Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

      + Trái nghĩa với chân thật giả dối.

      + Đồng nghĩa với từ biệt giã từ.

      + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

   c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

   - Câu với mỗi từ: lên, nên.

      + Trời nhẹ dần lên cao.

      + Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng

   - Câu để phân biệt các từ: vội, dội

      + Lời kết luận đó hơi vội.

      + Tiếng nổ dội vào vách đá.

   3. Lập sổ tay chính tả

0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả Tập 2

I. Nội dung luyện tập

II. Một số hình thức luyện tập

2. Làm các bài tập chính tả:

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

    + chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

    + mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

    + dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

    + liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b. Tìm từ theo yêu cầu:

- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

    + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

    + Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

    + Trái nghĩa với chân thậtgiả dối.

    + Đồng nghĩa với từ biệtgiã từ.

    + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Câu với mỗi từ: lên, nên.

    + Trời nhẹ dần lên cao.

    + Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng

- Câu để phân biệt các từ: vội, dội

    + Lời kết luận đó hơi vội.

    + Tiếng nổ dội vào vách đá.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×