Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
401
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 18:45:52

Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

   - Về bố cục văn bản (3 phần) :

      + Mở bài : Nêu vấn đề.

      + Thân bài : Triển khai luận điểm, luận cứ.

      + Kết bài : Khẳng định lại.

   - Về lập luận : sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng - phân – hợp, theo suy luận tương đồng.

      + Lập luận chặt chẽ với mục đích làm sáng rõ luận điểm.

Luyện tập

   a. Bài văn nêu lên tư tưởng : Học cơ bản mới có thể thành tài.

   - Các luận điểm :

      + Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít có ai biết học cho thành tài.

      + Chỉ thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

   b. Bố cục bài văn :

   - Mở bài : Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm “ít ai biết học cho thành tài”.

   - Thân bài : Kể lại một câu chuyện để làm rõ luận điểm.

   - Kết bài : Lập luận theo quan hệ nhân quả.

   Cách lập luận chung cho toàn bài là lập luận theo quan hệ tổng-phân-hợp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có bố cục ba phần:

- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;

- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:

    + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;

    + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;

- Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

Các luận điểm, lập luận cụ thể xem lại bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:

- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)

- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

b.

– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.

- Bố cục ba phần :

    + Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.

    + Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×