Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc”. Đoạn trích trên đây là một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16-6-2008 “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Quan điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Đó là sự khẳng định sâu sắc trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ với hiện thực cuộc sống! Bài viết này xin chỉ bàn về trách nhiệm công dân của nhà văn trước Tổ quốc, trước nhân dân là sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, vì con người, vì phẩm giá con người