Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:
“Quê hương tôi nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
ADVERTISING
X
+ Phép tương đối: hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người lính
+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện
Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Điệp ngữ: kề vai sát cánh, gắn bó keo sơn
= >Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
- "Đồng chí" - câu thơ chỉ có 2 tiếng kết hợp với dấu chấm than như một tiếng gọi thốt lên từ tận đáy lòng với bao tình cảm. Hai tiếng "Đồng chí" ngắn gọn nhưng không khô khan, nó là tình người, tình đồng đội, tình tri kỉ.
Biện pháp tu từ trong 5 câu thơ tiếp theo (khổ 2) bài Đồng Chí
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
- Hình ảnh “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ giúp ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại.
- Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát. Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công.
- Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa qua động từ "nhớ: để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.
- Sự lặp lại của cụm từ "anh với tôi" cùng từ "từng" đã gợi cho ta cảm xúc đẹp nhất của anh bộ đội cụ Hồ, mặc dù thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần nhưng mà họ luôn sẵn sàng là điểm tựa dành cho nhau.
- Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy. Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội. Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí. Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính.
Biện pháp tu từ trong 5 câu thơ tiếp theo (khổ 3) bài Đồng Chí
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
- Phép liệt kê bằng những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai” –“quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn, miêu tả chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến.
- Cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.
- Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.
Biện pháp tu từ trong 3 câu thơ cuối (khổ 4) bài Đồng Chí
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
- Rừng hoang sương muối: sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ nhưng qua đó thể hiển rõ nét hơn sức mạnh của tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu.
- Động từ "chờ" gợi tới tư thế sẵn sàng, tinh thần trách nhiệm cao cả của người lính.
- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.
- Từ "treo" tạo nên hình ảnh ánh trăng về đêm lơ lửng treo trên đầu súng là hình ảnh tạo nên nét thi vị, đặc sắc hơn cho bài thơ.
- Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
nhơ like