Sự tốn kém về thời gian, tiền bạc, sa sút học tập là hậu quả đáng tiếc mà chính các bạn gánh chịu. Theo Thạc sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm (Giám đốc công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt) thì: “Việc bạn trẻ có thần tượng là một quy luật tâm lý tự nhiên. Ở vào lứa tuổi này, các bạn rất lý tưởng cuộc đời, có xu hướng nhìn cuộc đời lung linh, tích cực. Cái gì đẹp dễ được các bạn chọn làm thần tượng. Trong đó thế giới showbiz là đối tượng dễ lọt vào tầm ngắm thần tượng của bạn trẻ vì họ có hào quang trên sân khấu, có cơ hội biểu diễn”.
Thế nhưng con người trên thế gian này không có ail à hoàn hảo cả, bao gồm tất cả các thần tượng cũng vậy. Họ cũng là con ngừoi, cũng có những mặt tốt và chưa tốt, tuy nhiên vì họ là người của công chúng nên những gõ khuất về cuộc đời, hay đơn giản là về tính cách thường ngày cũng bị che lấp đi vởi thông tin đại chúng hoặc vì nhiều lý do khác. Và rồi khi nghe thông tin gì đó không hay về thần tượng của mình, những ban học sinh lại phẫn nộ, buồn chán, tuyệt vọng hoặc cảm thấy bị lừa dối, vỡ mộng. Đó là hiện tượng hâm mộ mù quáng, fan cuồng…
Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta phủ nhận hay bác bỏ quan niêm về thần tượng. Bởi bản chất của việc thần tượng một ai đó không phải là xấu. Nhưng thần tượng ở mức độ nào và thần tượng như thế nào để mọi thứ hài hoà mới là điều quan trọng nhất. Hãy tỉnh táo và hành động phù hợp để thần tượng trở thành động lực cho chúng ta cố gắng, là cái đích của sự hoàn hảo để chúng ta tự hoàn thiện nhân cách và tài năng của mình. Các bạn đừng chạy theo xu thế rồi biến mình trở nên lố bịch trước mọi người, bởi thần tượng của chính chúng ta cũng không muốn điều ấy xảy ra.