Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài "Cảnh khuya"

soạn bài "cảnh khuya"
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
97
1
0
Nguyễn Nguyễn
10/12/2021 20:33:58
+4đ tặng
I. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.


 
- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

- Một số tác phẩm nổi bật:

Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
Con rồng tre (1922, kịch )
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)...
Nhật kí trong tù (thơ, 1942 - 1943)...
II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

2. Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
Hình ảnh mang tính biểu tượng cao
3. Bố cục

Gồm 2 phần:

Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya.
Phần 2. Hai câu sau: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

 
III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya

- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.
Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:

Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.

2. Hai câu sau: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc

- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu

Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ

Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Van Anhh
10/12/2021 20:34:32
+3đ tặng
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hai bài phiên âm được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1-2-4. Với Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4); còn Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế tạo sự trẻ trung, gần gũi. Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, sống động ánh trăng.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.

   - Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

    Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.

   - Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân chuyển động lớn dần, lớn dần.

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.

Câu 7* (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Trăng trong Cảnh khuya : cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.

   - Trăng trong Rằm tháng giêng : là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×