Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Câu 19 (NB7) Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

A. bằng vật                                                            

B. lớn hơn vật

C. nhỏ hơn vật                                                       

D. bằng 2 vật.

                                            

Câu 20(TH 9)Ta nhìn thấy ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là do

A.  có tia sáng từ vật đến gương, phản xạ trên gương rồi chiếu đến mắt, các tia sáng này có đường kéo dài đi qua ảnh của vật.

B. có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi chiếu đến mắt ta, các tia sáng này đi qua ảnh của vật.

C. có ánh sáng đi thẳng từ vật đến mắt ta.

D. từ mắt có các tia sáng chiếu đến gương, sau khi phản xạ trên gương thì chiếu vào vật, các tia này có đường kéo dài đi qua ảnh của vật.

 

Câu 21. Vdc5   Cho điểm sáng S cách gương phẳng 40 cm. Cho S di chuyển 15 cm ra xa gương theo phương vuông góc với gương. Khoảng cách từ ảnh S’ đến điểm sáng S sau khi di chuyển là

A. 30 cm                 

B. 80 cm                  

C. 50 cm                 

D. 110 cm

Câu 22 (NB8) Gương cầu lồi có mặt phản xạ là

A. mặt ngoài của một phần mặt cầu.                  

B. mặt trong của một phần mặt cầu.

C. một mặt lõm.                                      

D. một mặt lồi.           

Câu 23(TH10) Đặt một vật lần lượt trước một gương phẳng và một gương cầu lồi. Hai ảnh thu được có chung đặc điểm nào sau đây?

A. đều không hứng được trên màn.         

B. đều là ảnh thật.    

C. đều là ảnh ảo, lớn bằng vật.

D. đều là ảnh thật, nhỏ hơn vật.

Câu 24(TH11) Vùng nhìn thấy của một gương cầu lồi so với vùng nhìn thấy của một gương phẳng có cùng kích thước thì

          A. nhỏ hơn.             

B. lớn hơn.

C. bằng nhau.          

D. lớn hơn khi đặt mắt gần gương cầu lồi hơn.

Câu 25(NB9) Muốn quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì cần đặt vật ở đâu?

A. Đặt vật gần sát gương.                                    

B. Đặt vật cách xa gương.                                   

C. Đặt vật đằng sau gương.                                 

D. Đặt vật ở bất kì vị trí nào trước gương.

Câu 26(NB10) Đặt một vật gần trước một gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong gương, ta sẽ thấy ảnh có kích thước

A. lớn hơn vật.        

B. nhỏ hơn vật.        

C. bằng vật.             

D. lớn hơn hay nhỏ hơn vật tùy vào vị trí của vật.

Câu 27.  (NB11) Vật nào dưới đây không phải là nguồn âm?            

A. Cồng chiêng đang được gõ.

B. Chuông đồng hồ đang kêu.                

C. Cái loa đài đang tắt.

D. Thác nước đang chảy.

Câu 28.  (NB12) Khi gảy đàn ghita, bộ phận dao động phát ra âm thanh là

A. dây đàn.                                            

B. không khí xung quanh dây đàn.          

C. hộp đàn.                                           

D. ngón tay.

Câu 29  (NB13) Khi nào một vật phát ra âm thanh?

A. Khi làm cho vật dao động.                  B. Khi nén vật lại.  

C. Khi uốn cong vật.                               D. Khi kéo giãn vật.

Câu 30.(TH 12) Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi thổi sáo, các lỗ sáo dao động phát ra âm thanh.

B. Khi gõ đàn đá, các viên đá rung động phát ra âm thanh.

C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.

                   D. Nguồn âm là các vật phát ra âm thanh.

Câu 31.  (TH 13)Khi xem lại cảnh quay một tiết mục trống mở màn cho lễ hội trên điện thoại, ta nghe thấy tiếng trống là do

A. màng loa của điện thoại dao động phát ra.     

B. mặt trống dao động phát ra.                            

C. không khí xung quanh mặt trống dao động phát ra.                             

D. màn hình điện thoại dao động phát ra.

Câu 32. (TH 14) Khi yên tĩnh, có con muỗi bay qua ta nghe thấy tiếng vo ve. Âm thanh này phát ra từ đâu?

A. Cánh con muỗi dao động.                               

B. Miệng con muỗi dao động.

C. Không khí trong phòng dao động.                  

D. Chân con muỗi dao động.

Câu 33.  (VDT 4) Khi trời giông bão, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra lúc này là do

A. tia sét phóng qua làm không khí giãn nở mạnh.                                   

B. nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.

C. các đám mây va chạm mạnh với nhau.           

D. tia chớp phóng qua làm đám mây giãn nở đột ngột.

Câu 34( NB14) Tần số dao động là

A. số dao động mà vật thực hiện trong 1 giây.                     

B. thời gian để vật thực hiện 1 dao động.

C. số dao động mà vật thực hiện được trong quá trình dao động.     

D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.

Câu 35( NB15) Tần số dao động càng lớn thì âm phát ra

A. càng cao.                                             B. càng thấp.              

C. càng to.                                              D. càng nhỏ.

Câu 36 (NB16) Đơn vị đo của tần số là

A. Hz.                              B. N.m.                           C. N/m.                                  D. m/s.

Câu 37 (NB17) Độ cao của âm phụ thuộc vào

A. tần số dao động.                                     B. biên độ dao động.

C. môi trường truyền âm.                           D. khoảng cách truyền âm.

 

Câu 38 (TH15) Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì người ta không nghe được âm thanh. Vì

A. con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ nên tai người không nghe được.

B. con lắc không phải là nguồn âm.

C. dây của con lắc ngắn, nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.

D. con lắc phát ra âm thanh nhưng tần số lớn nên tai người không nghe được.

Câu 39 (TH15) Chọn phát biểu đúng.

A. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.                  

B. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng trầm.    

C. Dao động càng chậm thì tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng cao.

D. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.

Câu 40 (TH16) Chuyển động nào dưới đây được coi là dao động?

A. một người ngồi trên võng đu đưa.

B. một ô tô đang chuyển động trên đường.

C. quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

D. quả bóng lăn trên sân cỏ.

Câu 41 (VDT5) Trong 20 giây một lá thép thực hiện được 500 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là

A. 250Hz.                B.25Hz.                      C. 10000Hz.     D.1000Hz.

Câu 42 (VDT6) Dao động nào dưới đây có tần số lớn nhất ?

A. Trong một giây dây đàn thực hiện được 200 dao động.     

B. Trong 3 giây, con lắc thực hiện được 400 dao động.          

C. Trong một phút mặt trống thực hiện được 500 dao động.   

             D. Trong mười phút, âm thoa thực hiện được 650 dao động

Câu 43 (NB18) Đơn vị đo độ to của âm là

A. dB                      

B. Hz                       

C. m/s                     

D. số dao động/giây

Câu 44 (NB19) Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

A. 100dB                 B. 130dB                C. 60dB                 D. 150dB

Câu 45( NB20) Vật phát ra âm to hơn khi

A. biên độ dao động của vật càng lớn.     

B. tần số dao động của vật càng lớn.       

C. vật dao động càng nhanh.                  

D. vật dao động càng chậm.

Câu 46 (TH17) Khi nghe thấy một vật phát ra âm to, ta có thể khẳng định?

A. Vật dao động với biên độ dao động lớn.                         

B. Vật dao động với tần số dao động lớn.

C. Vật dao động với biên độ dao động nhỏ.                           

D. Vật dao động với tần số dao động nhỏ.

Câu 47 (TH18) Chọn phát biểu sai.

A. Âm có độ to dưới 160dB không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.   

B. Biên độ dao động ảnh hưởng đến độ to, nhỏ của âm phát ra.       

C. Khi biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to.      

D. Vật dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.

Câu 48( NB21) Môi trường vật chất nào giúp cho tiếng nói của thầy, cô giáo đến được tai học sinh trong lớp học?

A. Không khí.          B. Rắn và lỏng.       C. Rắn.                  D. Lỏng.

Câu 49 (NB22) Âm không truyền được qua môi trường nào dưới đây?

A. Chân không.        B. Rắn.                  C. Lỏng.                 D. Khí.

Câu 50 (NB23) Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không thay đổi?

A. Độ to của âm.                                     B. Biên độ của âm.

C. Độ cao của âm                                   D. Độ to và độ cao của âm.

Câu 51 (TH19) Chỉ ra nhận xét sai khi nói về môi trường truyền âm?

A. Càng lên cao âm thanh nghe càng rõ.              

B. Để nghe được âm thanh từ nguồn âm phải có môi trường vật chất trung gian.    

C. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.                         

D. Quá trình truyền âm là quá trình truyền dao động âm.

Câu 52 (TH20) Lí do quyết định âm không thể truyền được trong chân không là vì chân không là môi trường

A. không có hạt vật chất.                                     

 B. không có khối lượng.

C. không có màu sắc.                                  

D. không thể đặt nguồn âm.     

Câu 53 (TH21) Trong truyện Alibaba và bốn mươi tên cướp, Alibaba thường áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của bọn cướp. Alibaba lại làm như vậy vì

A. âm thanh truyền trong đất nhanh hơn truyền trong không khí.

B. đất chỉ truyền âm thanh của vó ngựa đến tai mà không bị lẫn các âm thanh khác.

C. khi cúi thấp xuống đất thì không bị bọn cướp phát hiện.

D. đất phản xạ âm tốt nên tiếng vó ngựa lọt vào tai nghe to hơn.

Câu 54 (VDT7) Nước có thể tồn tại ở cả ba thể rắn (nước đá), thể lỏng và thể khí (hơi nước). Khẳng định nào sau đây sai?

A. Ở cả ba trạng thái, nước đều có khả năng truyền âm như nhau.   

B. Ở trạng thái rắn, nước truyền âm thanh tốt nhất.               

C. Ở trạng thái khí, nước truyền âm thanh kém nhất.             

D. Mật độ phân tử nước càng lớn thì khả năng truyên âm càng tốt.

 

Câu 55 (VDT8) Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Mặt kính.             B. Vải nhung.         C. Xốp.                  D. Áo len.

 

Câu 56 (TH22) Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến phản xạ âm?

A. Nghe nói chuyện qua điện thoại.                                    

B. Đo độ sâu của biển bằng siêu âm.       

C. Trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.                 

D. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm kiếm thức ăn.

Câu 57 (VDT9) Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi tàu neo đậu, biết thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được siêu âm phản xạ là 1,5 giây và vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s.

A. 1125m.                B. 1000m.              C. 2250m.              D. 2000m.

Câu 58 (Vdc 3) Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 425m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn và vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Vậy thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại là

A. 0,8s.                    B. 1,25s.                C. 5s.                     D. 2,5s.

Câu 59 (VDT 10)  Nhà ở gần đường thường phải chịu sự ô nhiễm tiếng ồn. Giải pháp nào sau đây có thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn hiệu quả nhất?

A. Làm cửa nhựa.

B. Làm cửa kính.     

C. Xây nhà thật kín bằng tường bê tông.                                        

D. Xây nhà cao tầng rồi ở trên tầng cao.

Câu 60(Vdc2). Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 425m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn và vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Vậy thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại là

A. 2,5s.                    B. 1,25s.                C. 5s.                     D. 0,8s.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
375
2
0
ko có tên
11/12/2021 13:32:54
chọn A ảnh bằng vặt nha bạn
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phượng Cửu
11/12/2021 13:34:59
+4đ tặng

Lần sau bạn đăng it một thôi, đừng đưa nhiều câu cùng lúc lên nhé.
Câu 19 (NB7) Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
A. bằng vật

Câu 20(TH 9)Ta nhìn thấy ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là do
A.  có tia sáng từ vật đến gương, phản xạ trên gương rồi chiếu đến mắt, các tia sáng này có đường kéo dài đi qua ảnh của vật.

Câu 21. Vdc5   Cho điểm sáng S cách gương phẳng 40 cm. Cho S di chuyển 15 cm ra xa gương theo phương vuông góc với gương. Khoảng cách từ ảnh S’ đến điểm sáng S sau khi di chuyển là
D. 110 cm

Câu 22 (NB8) Gương cầu lồi có mặt phản xạ là
A. mặt ngoài của một phần mặt cầu.  

Câu 23(TH10) Đặt một vật lần lượt trước một gương phẳng và một gương cầu lồi. Hai ảnh thu được có chung đặc điểm nào sau đây?
C. đều là ảnh ảo (không thể lớn bằng vật nhé)

Câu 24(TH11) Vùng nhìn thấy của một gương cầu lồi so với vùng nhìn thấy của một gương phẳng có cùng kích thước thì
B. lớn hơn.

Câu 25(NB9) Muốn quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì cần đặt vật ở đâu?
D. Đặt vật ở bất kì vị trí nào trước gương.

Câu 26(NB10) Đặt một vật gần trước một gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong gương, ta sẽ thấy ảnh có kích thước
A. lớn hơn vật.        

 

Candle
Mik biết rồi cảm ơn bạn đã nhắc nhở nha, chả là mik đang cần gấp lên quên cắt????

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×