Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên

Phần I: ĐỌC HIỂU (7 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Con về thăm mẹ chiều đông,

Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên

Hạt mưa sợi thẳng, sợi xiên,

Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.

Con đi đánh giặc một đời,

Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.

(Tô Hoàn)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Cuộc sống nghèo khổ, gian truân của người mẹ được diễn tả qua những từ ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (1,0 điểm) .

Câu 4. Đoạn thơ gởi đến người đọc thông điệp gì? ( 1,0 điểm)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (3 điểm)

Viết bài văn kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích
    Mình đang cần gấp ạ mong m.n giúp

2 trả lời
Hỏi chi tiết
517
0
0
Thầy Hưng Dạy Toán
11/12/2021 16:03:07
+5đ tặng

Câu 1. Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên là biểu cảm

Câu 2. Cuộc sống nghèo khổ, gian truân của người mẹ được diễn tả qua những từ ngữ: "nhà dột " "gió lùa bốn bên"

Câu 3. Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con:

Câu kết như một niềm ân hận và cao hơn nữa là một sự phản tỉnh của lương tri:

Con đi đánh giặc một đời

Mà không che nổi một nơi mẹ nằm

Người con thương mẹ, giật mình mà nòi vậy chứ đâu chỉ có lỗi của anh? Câu thơ ghim vào làng người đọc, vào mỗi chúng ta, nhắc chúng ta rằng hạnh phúc của con người thiết thực, cụ thể, có khi tưởng là nhỏ bé nhưng thật ra lớn lao vô cùng. Có khi ai đó mơ ước những cái cao xa trên chín tầng mây mà quên đi mái nhà còn dột của người mẹ chiến sĩ

Câu 4. Đoạn thơ gởi đến người đọc thông điệp gì: con cái cần phải có trách nhiệm đối với cha mẹ của mình

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
hedkevjdbjwhsb
11/12/2021 16:03:57
+4đ tặng

Đáp án

Câu 1. Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên là biểu cảm
Câu 2. Cuộc sống nghèo khổ, gian truân của người mẹ được diễn tả qua những từ ngữ: "nhà dột " "gió lùa bốn bên"
 

Câu 3. Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con:

Câu kết như một niềm ân hận và cao hơn nữa là một sự phản tỉnh của lương tri:

Con đi đánh giặc một đời

Mà không che nổi một nơi mẹ nằm

Người con thương mẹ, giật mình mà nòi vậy chứ đâu chỉ có lỗi của anh? Câu thơ ghim vào làng người đọc, vào mỗi chúng ta, nhắc chúng ta rằng hạnh phúc của con người thiết thực, cụ thể, có khi tưởng là nhỏ bé nhưng thật ra lớn lao vô cùng. Có khi ai đó mơ ước những cái cao xa trên chín tầng mây mà quên đi mái nhà còn dột của người mẹ chiến sĩ
Câu 4. Đoạn thơ gởi đến người đọc thông điệp gì: con cái cần phải có trách nhiệm đối với cha mẹ của mình

Đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà...

Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muốn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:

- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật I làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh trai cày:

- Con thật có công với gia đình ta. Con đã chịu khó ba năm, trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày mừng rỡ xách dao lên rừng. Anh không biết ở nhà hai lão nhà giàu đã sắp sẵn cỗ bàn để làm lễ cưới con trai, con gái chúng. Hai lão hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ!”

Về phần anh trai cày, anh hì hụi trèo đèo lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm mà chỉ thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Anh buồn quá, ngồi bưng mặt khóc. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi:

- Làm sao con khóc?

Anh trai cày thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Bụt cười và bảo:

- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có ngay cây tre trăm đốt.

Nói xong, Bụt biến mất. Anh trai cày làm đúng lời Bụt bảo, quả nhiên cả trăm đốt tre dính liền nối nhau thành một cây tre đủ trăm đốt. Anh sung sướng nâng lên vai vác về. Song, tre dài quá, vướng bờ vướng bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi xuống khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:

- Cây tre trăm đốt có rồi, sao con còn khóc?

Anh nói tre dài quá không vác về nhà được, Bụt liền bảo:

- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất”, những đốt tre ấy sẽ rời ra!

Anh làm theo lời Bụt, quả nhiên cây tre rời ra trăm đốt, anh kiếm dây rừng buộc làm hai bó, mừng rỡ gánh về.

Lúc anh về tới nơi, thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới biết rõ là lão nhà giàu đã lừa anh và đã lén lút đem con gái gả cho người khác. Anh giận lắm nhưng không nói năng gì, lẳng lặng gấp trăm đốt tre nối nhau và hô: “Khắc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Lão chủ thấy lạ, chạy lại gần xem. Anh đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão tà dính liền ngay vào cây tre, không tài nào dứt ra được. Lão thông gia thấy vậy chạy lại định gỡ cho nhà chủ. Anh đợi cho hắn tới gần, rồi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy anh trai cày xin anh gỡ ra cho và hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho anh ngày hôm đó. Lúc bấy giờ, anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì cả hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng chia thành trăm đốt. Anh trai cày làm lễ cưới cô gái và hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc suốt đời.

Khi nghe xong chuyện “Cây tre trăm đốt”, các bạn nhỏ ngồi quanh bà đều là lên: “Đáng đời cho bọn gian tham, quỷ quyệt!”. Mấy lời đó đã làm em ngẫm nghĩ: Tụi nó nhỏ mà cũng biết suy xét phải trái. Ở đời, những kẻ tham lam thường chuốc hại cho mình, còn những người hiền lành, chăm chỉ như anh trai cày sẽ được mọi người yêu quý và đạt được kết quả tốt đẹp.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo