BÀI TẬP CUỐI TUẦN 14 - TOÁN Xếp thứ..............
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu1 : Tính 2592 : 8 = ? A. 224 B. 324 C. 325 D. 326
Câu2 : Tính 1278 + 3417 : 3 = ? A. 2417 B. 1565 C. 1139 D. Sai đề
Câu3 : Tính 123 x 457 – 123 x 357 A. 56 211 B. 43 911 C. 1230 D. 12300
Câu4 : Tìm y biết y : 104 = 642 – 318 . A. 324 B. 33 696 C. 33 072 D. 66 768
Câu5 : Tổng của hai số là 250, số lớn hơn số bé 50 đơn vị. Tìm hai số đó. Trả lời : Số bé và số lớn lần lượt là: A. 100 và 150 B. 150 và 100 C. 50 và 125 D. 25 và 100
Câu6 : Một cửa hàng có 6 474 bóng đèn, của hàng đã bán được 6 1 số bóng đèn. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu bóng đèn A. 1079 bóng đèn B. 5395 bóng đèn C. 1080 bóng đèn D. 4895 bóng đèn
Câu7 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm a) 65000 cm2 = ……...… dm2 b) 590 dm2 = ……… m2 ……… dm2
Câu8: Bài 3: Ghi Đ,S: a) 8 (6 -2) = 8 6 – 16. b) 48 : (2 4) = 48 : 8
Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Khi chia 10356 cho 6 được thương là ……….và số dư là:……………
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tính bằng hai cách: 1452 : 3 - 1452 : 2 Cách 1 Cách 2
Câu 2 : Giải bài toán sau: Hai đoàn chở học sinh đi thăm quan. Đoàn 1 gồm 4 ô tô, mỗi ô tô chở 45 học sinh. Đoàn 2 gồm 5 ô tô, mỗi ô tô chở 54 học sinh. Hỏi trung bình mỗi ô tô chở bao nhiêu học sinh
. BÀI TẬP CUỐI TUẦN 14 - TIẾNG VIỆT Xếp thứ..............
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU :
Đọc thầm truyện sau:
CON MÈO LẮM LỜI VÀ CON CHÓ ÍT LỜI Ông chủ nọ có nuôi một con mèo để bắt chuột và một con chó to, khỏe để trông nhà. Con mèo rất đẹp. Đôi mắt nó tròn, long lanh như hai hòn bi ve và bộ lông thì vàng ươm, óng mượt. Phải cái, mèo cứ kêu meo meo cả ngày khiến lũ chuột trốn sạch. Đến khi mèo ngủ, lũ chuột mới mò ra phá phách. Vì tiếng kêu ấy, chẳng những mèo không bắt được con chuột nào mà nó còn làm ông chủ đau đầu. Tức giận, ông lấy roi quất mèo. Vừa đánh, ông vừa mắng: - Này thì kêu này! Từ nay cấm được kêu gào ầm ĩ, nghe chưa? Chó chứng kiến cảnh mèo bị đánh thì tự nhủ: “Không bao giờ được làm ồn. Nếu không, mình cũng sẽ bị ăn đòn”. Đêm đó, một tên trộm đột nhập vào nhà ông chủ và mang đi rất nhiều của cải. Chó nhìn thấy tất cả nhưng nó im hơi lặng tiếng, không dám sủa. Sáng hôm sau, phát hiện ra nhà bị mất trộm, ông chủ tức giận tìm lấy chó và cho nó một trận đòn nên thân. Vừa đánh, ông vừa mắng: Đồ vô tích sự! Thấy trộm không sủa thì mày có phải là chó trong nhà không?
A) Dựa vào nội dung truyện, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1/ Vì sao mèo làm ông chủ tức giận? A. Vì có mèo, chuột phá nhiều hơn C. Vì mèo ngủ không chịu tìm bắt chuột B. Vì mèo kêu nhiều, không bắt được chuột, làm ông chủ đau đầu. 2/ Chứng kiến mèo bị đánh, chó rút ra bài học gì? A. Làm ồn sẽ bị ăn đòn. C. Nếu sủa, nhà sẽ hết chuột. B. Không nên chơi với mèo. D. Không rút ra bài học 3/ Vì sao chó bị ông chủ đánh cho một trận nên thân? A. Vì chó lười không làm. B . Vì chó thấy trộm vào nhà nhưng không sủa. C. Vì sáng hôm sau, của cải đó mất, chó mới sủa. 4/ Câu chuyện muốn nói lên điều gì? A . Chó, mèo là loài vật vô tích sự. B . Chó rất sợ bọn trộm, còn mèo sợ chuột. C . Không hiểu bổn phận, suy nghĩ máy móc sẽ hành động sai. 5/ Có thể thay từ “đột nhập” trong bài bằng từ nào cùng nghĩa? A. Lẻn (vào) B. Chui lủi (vào) C. Xâm hại D. Xâm lược 6/ Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì ? Trong câu “Đêm đó, một tên trộm đột nhập vào nhà ông chủ và mang đi rất nhiều của cải” là A. một tên trộm đột nhập B. vào nhà ông chủ C. đột nhập vào nhà ông chủ và mang đi rất nhiều của cải 7/ Câu hỏi “Thấy trộm không sủa thì mày có phải là chó trong nhà không?” được dùng với mục đích gì? A. Để hỏi về điều chưa biết. B . Để thể hiện thái độ chê trách. C . Để thể hiện yêu cầu, mong muốn. B) Hãy tìm ở trong bài: 1/ Hai từ ghép và hai từ láy: +Từghép: ……………………………………………………………………………………. +Từláy: ……………………………………………………………………………………… 2/ Một danh từ, một động từ và một tính từ + Danh từ : ………………………+ Động từ: …………………….. + Tính từ: ………………. 3/ Tìm một câu miêu tả con mèo: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 4/ Ghi lại mục đích của từng câu hỏi vào chỗ chấm sau: Câu Mục đích hỏi a. Có nơi đâu đẹp hơn quê hương tôi? M: khẳng định vẻ đẹp quê hương mình là đẹp nhất. b. Quả cầu này mà bạn bảo là đẹp à? c. Ôi, sao mà chơi vui thế ? d. Bạn có thể cho mình mượn vở không? 5/ Đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống sau: a. Có một phần trong bài học em chưa hiểu, em muốn nhờ bạn giải hộ. ....................................................................................... ...................................................................................... b. Trong cửa hàng bán đồ chơi, em muốn cô bán hàng cho xem con gấu bông. ....................................................................................... ...................................................................................... ..................................................................................... c. Em bé của em rất đáng yêu, em muốn khen em của mình. ....................................................................................... ...................................................................................... d. Em đánh vỡ lọ hoa, em tự trách mình bằng một câu hỏi. ....................................................................................... ...................................................................................... 6/ Từ nào chứa tiếng “chí” có nghĩa là rất, hết sức? Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : A. chí công B. Quyết chí C. Ý chí D. Chí hướn
1 trả lời
411