Trong những cây bút văn nghệ của dòng thơ thời tiền chiến, Thanh Tịnh nổi bật lên như một nhà thơ sở hữu tài năng sử dụng bút pháp hiện thực lãng mạn một cách điêu luyện. Bạn biết không? Ven sông Hương, ngoại ô Huế vào ngày 12 tháng 12 năm 1911, Trần Văn Ninh (tên thật của Thanh Tịnh) đã cất lên những tiếng khóc đầu đời. Lớn lên cùng dòng chảy hiền hòa của văn chương dân tộc, cùng với những tháng năm tự thân nuôi dưỡng niềm đam mê con chữ, sau này ông đã thi đỗ bằng Thành chung và làm nghề dạy học từ năm 1933. Có thể nói rằng, cuộc đời và sự nghiệp văn chương là một mảnh hồn liền mạch, không thiếu vị ngọt ngào cũng chẳng bớt vị đắng cay đối với một cây bút của tâm hồn nhạy cảm như Thanh Tịnh. Bởi lẽ, nghiệp văn chương của nhà thơ, nhà văn đã từng làm chủ nhiệm Tạp văn nghệ quân đội đã trải qua không ít trầm luân. Từ việc vụt sáng như một thơ ca đầy tài năng bằng những dấu ấn đậm nét mang phong vị cá nhân với tác phẩm “Rồi một hôm” ra đời năm 1936, ông đã có sự chuyển biến về thể loại để chuyển sang viết truyện ngắn với tập “Quê mẹ" được xuất bản năm 1945. Bằng chất giọng tâm tình, ngọt ngào pha lẫn nét êm dịu, đằm thắm, những truyện ngắn của Thanh Tịnh đã đưa những sáng tác của mình đến gần hơn với độc giả đương thời. Dù trải qua chặng đường cuối đời trong lẻ loi, hiu quạnh, đơn côi thế nhưng Thanh Tịnh vẫn vẹn nguyên nụ cười để rời xa nhân thế trong một ngày đẫm buồn của Huế cạnh ven sườn núi Thiên Thai vào hè năm 1988.