Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều

3 trả lời
Hỏi chi tiết
224
0
0
Phượng Cửu
14/12/2021 21:25:24
+5đ tặng
1. Trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì môi trường ruộng và gần bờ sông suối có nhiều ốc nơi ký sinh của nhiều ấu trùng có đuôi, khi ấu trùng có đuôi sống bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh trở thành kén được trâu bò nuôi thả tự do ăn phải và mắc bệnh.
2. 

Vòng đời của sán lá gan:

- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh sẽ rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, trong cơ thể bò, kén sán phát triển thành sán trưởng thành, bò bị nhiễm bệnh sán lá gan.

3. 

Đặc điểm cấu tạo của sán dây thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người:

   - Đầu sán nhỏ, có giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

   - Cơ thể dẹp, mảnh, dài, phân thành hàng trăm đốt: thuận tiện chui rúc, luồn lách, đốt già mang trứng thuận lợi tách khỏi cơ thể.

   - Ruột tiêu giảm, dinh dưỡng hấp thụ qua bề mặt cơ thể→ chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người khuếch tán qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

   - Mỗi đốt là 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính. Đốt càng già thì cơ quan sinh dục càng phát triển. Các đốt già chứa đầy trứng, có thể tách rời khỏi cơ thể: sinh sản đẻ nhiều và trứng dễ dàng được phát tán ra khỏi cơ thể vật chủ.

4. 

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

    - Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

    - Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

    - Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

    - Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

5. 

So sánh giun kim và giun móc câu:

- Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

- Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thiên Quỳnh ...
14/12/2021 21:34:13
+4đ tặng
Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì: - Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi. - Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.
           ĐÁNH GIÁ 5 SAO VÀ BẤM LIKE CHO MIK NHA
0
0
Nguyễn Tường
15/12/2021 13:39:37
+3đ tặng
Vì môi trường trâu bò nước ta gần ruộng ao, là nơi tập trung nhiều ấu trùng sán lá gan

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo