LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu “ ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” có nghĩa là gì

Em hiểu “ ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” có nghĩa là gì? So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” và “ Qua Đèo Ngang”
3 trả lời
Hỏi chi tiết
222
1
0
Stephen Darwin
14/12/2021 21:53:42
+5đ tặng

- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình.

- Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Không có tên
14/12/2021 21:54:21
+4đ tặng

“ ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” có nghĩa là hai người bạn Ta” là là tôi, ta là “bác” cũng có thể “ta” là cả bác với tôi
Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại” và bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời, non, nước” - đó là vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng - “một mảnh tình riêng” - càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Đến ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, người bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có gì để tiếp đãi bạn: cải, cà, bầu, bí… Ngay đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta” - vang lên như một tiếng cười vui vẻ. “Ta” là là tôi, ta là “bác” cũng có thể “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.
 

0
0
Ngô Vy
14/12/2021 21:56:30
+3đ tặng
1.  “ Ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”  là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
2. So sánh :
  a) Giống nhau:
-  Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
  b) Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta với ta nghĩa là tác giả (Nguyễn Khuyến) với bạn của tác giả
-> Thấy được quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan
    + Ta với ta đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Đó là tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư