LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ kết thúc khi nào

Cho mình hỏi, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ kết thúc khi nào?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
192
1
0
Hân
15/12/2021 07:54:31
+5đ tặng

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Từ Hội nghị Trung ương 1 Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đến Hội nghị Trung ương 9 khóa VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 8-1990), TKQĐ luôn được xác định là: “do được các nước XHCN giúp đỡ, nên bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN”, tức là nửa trực tiếp. Đại hội II Đảng Lao động Việt Nam (tháng 02-1951) nêu rõ: TKQĐ ở Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn, cho nên lâu dài, khó khăn hơn. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) mở ra thời kỳ đổi mới, bắt đầu thực hiện đa dạng hóa sở hữu - một trong những nội dung quan trọng nhất của NEP, nhưng vẫn nêu TKQĐ ở nước ta là “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện TKQĐ được xác định là “bỏ qua chế độ TBCN”, tức là TKQĐ gián tiếp, và được xây dựng, phát triển ngày càng hoàn thiện. Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995) khẳng định: trong điều kiện không còn sự giúp đỡ của các nước XHCN, nhưng có thể tranh thủ được nguồn lực từ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; bỏ qua chế độ TBCN, nhưng kế thừa mọi thành tựu và kinh nghiệm của nhân loại, kể cả của CNTB. Đại hội IX của Đảng nêu rõ, bỏ qua sự thống trị của QHSX TBCN, nhưng tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ trong CNTB...

Hiện nay, để tiếp tục giữ vững, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, Việt Nam cần đẩy mạnh vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, đường lối của V. I. Lênin về TKQĐ gián tiếp với một số điểm chú ý sau:

Thực tế thành công lẫn thất bại của CNXH hiện thực trên thế giới một thế kỷ qua đều chứng minh lý luận của V. I. Lênin về TKQĐ gián tiếp là đúng đắn. Để phát triển, tiến bộ nhanh, mạnh, bền vững, mà không lặp lại những hạn chế của CNTB, các nước đang phát triển vẫn có thể và cần phải thực hiện TKQĐ này. Điều đổi mới nhận thức về TKQĐ đó là bỏ qua chính trị TBCN, mà vẫn sử dụng, khai thác kinh tế CNTB để phục vụ cho CNXH, đặc biệt là phát triển LLSX, kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học - công nghệ... đồng thời với vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN sẽ điều tiết sự phát triển nhân văn hơn.

Để giữ được bản chất và định hướng XHCN trong thực hiện đường lối về TKQĐ gián tiếp, thì phải bảo đảm: một là, khi thực hiện, QHSX TBCN và giai cấp tư sản tuyệt nhiên không thể trở thành thống trị; hai là, người đại diện (nhà nước XHCN) cho chủ sở hữu (quần chúng nhân dân) không thể thay thế hoàn toàn chính người chủ sở hữu này, để trở thành một chủ sở hữu mới trên thực tế. Những điều này phụ thuộc vào việc, Đảng phải luôn kiên định và sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện mục tiêu, con đường lên CNXH dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng lý luận, đường lối chính trị của V. I. Lênin về TKQĐ gián tiếp, cần kết hợp thống nhất, chặt chẽ, chuyển đổi linh hoạt, hợp lý hai chính sách chủ yếu trên. Đồng thời, phải đổi mới, phát triển chúng phù hợp với điều kiện trong nước./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư