* Về chính trị:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.
- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.
- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.
* Về xã hội:
- Với những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc dưới thời Tần cũng biến đổi. Các giai cấp mới được hình thành:
+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
=> Chế độ phong kiến được xác lập.