Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các bước làm bài văn thuyết minh về đồ dùng

các bước làm bài văn thuyết minh về đồ dùng
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.088
0
1
Stephen Darwin
16/12/2021 18:22:28
+5đ tặng

a.     Tìm hiểu đề và tìm ý

Chúng ta cần phải thực hiện thao tác đầu tiên đó là phân tích đề trước khi bước vào thực hiện một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. Vậy ta cần làm những điều gì ờ thao tác phân tích đề này?

Lưu ý:                                                                                                                         

-     Đọc kĩ đề bài từ chữ đâu tiên cho đến chữ cuối cùng.

-    Gạch chân những từ ngữ thể hiện đây là dạng đề văn thuyết minh như những từ thể hiện mệnh lệnh, nội dung cần thuyết minh.

-     Sau khi thực hiện xong thao lác gạch chân những từ ngữ then chốt, trong trí óc ta dần hiện lên vô vàn những ý tưởng, cách diễn đạt... Vậy ngay lúc ấy người học nên lập tức ghi ngay những điều đó ra ngoài giấy nháp bằng cách ghi thành dạng gạch đầu dòng hoặc theo sơ đồ tư duy, sau đó sắp xếp các ý đó theo trình tự ưu tiên tính quan trọng của các ý.

b. Lập dàn bài

Có thể nói, ở bước làm bài này cực kì quan trọng bởi nếu ta thực hiện tốt, tỉ mi thao tác này đồng nghĩa với việc chúng ta đã đi được 60% bài viết của mình. Vậy lập dàn bài như thế nào đế đạt hiệu quả cao, đó là một vấn đề rất nan giải của học sinh Việt Nam hiện nay!

Với tâm lí lo sợ về vấn đề thời gian hạn hẹp, người học thường hay có thói quen bỏ qua thao tác lập dàn bài. Kì thực, việc lập dàn bài giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc định hướng một cách đúng đắn cho bài làm của minh đi theo một trình tự hợp lí, lô-gic, chặt chẽ. Người học có thể thực hiện lập dàn bài theo gợi ý sau đây: Gạch đầu dòng cho từng ý một, sử dụng các mũi tên để liên kết các ý lại với nhau. Đây là cách ghi dàn ý theo kiểu truyền thống, quen thuộc.

 c. Viết bài

Đây là bước triển khai, cụ thể cho dàn bài đã lập ở trên. Trong khi viết bài, người học cần đặc biệt chú ý về cách diễn đạt, hành văn sao cho trôi chảy, mạch lạc và giừa các ý cần phải có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm làm rõ được đổi tượng thuyết minh. Bên cạnh đó, bài văn phải có sự kết hợp khéo léo giữa các đặc điểm, tính chất của đối tượng được thuyết minh, đồng thời người viết phải có khả năng xâu chuỗi những câu chuyện và phần miêu tả theo một trình tự hợp lí, rõ ý.

Viết bài tới đâu người học cần đọc lại ngay phần vừa viết đế tránh mất đi sự liên kết giữa các đoạn văn, câu văn với nhau. Mặt khác, thao tác này còn giúp ta tránh được tình trạng bài làm bôi xóa quá nhiều sau khi bổ sung, làm cho bài làm làm mất đi tính thẩm mĩ, tạo một ấn tượng không tốt cho người chấm bài.

d. Đọc lại và sửa chữa

Thao tác cuối cùng của một trình tự viết bài văn hoàn chỉnh là đọc lại và sửa chữa. Đây là thao tác cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện cho bài làm được chỉn chu nhất. Thế nhưng, đây cũng là bước mà người học thường xuyên bỏ qua vì cho rằng “rất mất thời gian", và sau khi làm bài xong người học lập tức nộp bài mà không biết rằng trong bài viết vừa nộp ấy có vô số lỗi cần phải chỉnh sửa như: lỗi chính tả (đây là lồi đa phần), sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, cách hành văn, diễn đạt còn lủng củng,...



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
hday
16/12/2021 18:31:35
+4đ tặng

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại 

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

3. Kết bài

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư