Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ý nghĩa ngắn gọn bát cháo hành trong tác phẩm chí phèo của nhà văn Nam cao

Phân tích ý nghĩa ngắn gọn bát cháo hành trong tác phẩm chí phèo của nhà văn Nam cao
3 trả lời
Hỏi chi tiết
470
0
0
minh chii
17/12/2021 14:57:52
+5đ tặng
 Làm nên thành công của một tác phẩm tự sự cần phải kể đến nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến chi tiết nghệ thuật. Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất, quan trọng nhất để tạo nên một tác phẩm. Chi tiết vốn cụ thể, sống động vì thế khi tạo được một chi tiết độc đáo thì chi tiết đó sẽ có khả năng gợi mở, tạo nhiều ý nghĩa, nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Để tạo nên thành công cho tác phẩm, không thể không kể đến sự thành công xây dựng chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.

Bát cháo hành xuất hiện gần cuối thiên truyện. Chí Phèo uống rượu say ở nhà Tự Lãng, ăn nằm với Thị Nở - người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn. Sáng, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.

Bát cháo hành là biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại. Có thể bát cháo với mỗi người chỉ là thứ vụn vặt. Cháo ấy có thể không ngon, nhưng chúng ta phải khẳng định bát cháo chan chứa tình người. Một tình người hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi mà Thị Nở dành cho Chí.

Bát cháo hành là vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí tình, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy những âm thanh xung quanh. Và ước mơ xa xăm năm nào trở lại trong trí não của hắn. Ước mơ về gia đình nho nhỏ, chồng mướn vợ dệt vải.. Trận ốm làm cho hắn thoát khỏi cơn say triền miên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia cuộc đời, biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc. Bát cháo khiến Chí phải ăn năn về những hành động mình đã làm. Bát cháo hành – sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn nhớ tới bà ba Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ. Bát cháo ấy tưởng vặt vãnh mà trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.
Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cuộc đời Chí. Chính bát cháo đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành dẫn đường cho hi vọng hoàn lương. Khát khao lương thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở. Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở về với lương thiện.

Nhưng bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm. Sau năm ngày ở với Chí, Thị Nở bỗng nhớ ra mình còn bà cô và quyết quay về xin ý kiến. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, thị cũng chửi lại bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng bỏ về. Chí níu kéo nhưng bị Thị xô đẩy, Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của bát cháo hành. Hắn không say, vị ngọt của tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. Cuối cùng hắn lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành không cho phép hắn trở lại con đường cũ, cuộc sống của con quỷ dữ. Hắn trở về lương thiện chỉ có thể bằng tự sát. Bát cháo hành gọi dậy con người trong Chí để nó thức dậy dù đau khổ, bi kịch. Bát cháo hành chính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đọa đầy.

Bát cháo hành một chi tiết nghệ thuật của Nam Cao góp phần thể hiện tư tưởng của nhà văn về quan niệm nhân sinh. Lòng tốt đôi khi phải trả một cái giá cắt cổ. Và đó còn là niềm tin của nhà văn về người nông dân dù có bị bầm dập về nhân hình nhưng không bao giờ mất đi nhân cách tốt đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tt Tôi
17/12/2021 14:58:18
+4đ tặng
Không hiểu sao khi đọc “Chí Phèo” của Nam Cao tôi luôn luôn hình dung ra một con đường in bóng hình những bước chân loạng choạng, ngật ngưỡng đầy phẫn uất của một Chí Phèo say – tỉnh. Và trên con đường – hành trình đời đầy nỗi đau và bi kịch ấy, những giây phút hạnh phúc, những cử chỉ yêu thương mà Chí được hưởng thật hiếm muộn như những giọt nước trên sa mạc mênh mông. Song dù chỉ là một giọt nước giữa sa mạc đời bao la của Chí thì bát cháo hành của thị Nở vẫn làm tròn nhiệm vụ của một nguồn nước mát lành góp phần thức tỉnh, hồi sinh tâm hồn Chí sau bao tháng năm đọa đày trong kiếp sống của con quỷ dữ. Cùng với những ám ảnh về bi kịch nhân sinh của con người, hương cháo hành thoang thoảng trong“Chí Phèo” mãi mãi còn vương vấn trong hồn người đọc như một biểu tượng của tình cảm nhân đạo sâu sắc đậm đà trong siêu phẩm này.

Hình ảnh “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong truyện gắn liền với mối tình “đôi lứa xứng đôi” Chí Phèo – thị Nở. Trước khi gặp thị, Chí đã từng là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có tuổi thơ bất hạnh, bị chuyên tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái, đúng sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay của bọn cường hào phong kiến (mà đại diện là Bá Kiến) và cái nhà tù thực dân không cho con người hiền ấy sống đời lương thiện. Chúng hùa với nhau, tước đi của Chí cả nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện, để biến anh Chí thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ thành kẻ lưu manh có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ. Sau 7, 8 năm đi khỏi làng Vũ Đại, Chí Phèo hồi hương trong tình cảnh vô sản “trần như nhộng”. Sự hiện hữu của Chí Phèo ở làng Vũ Đại là một con số “không” tròn trĩnh, không nhà không cửa, không bạn bè người thân, không một tấc đất cắm dùi, không được thừa nhận là một con người. Đó là cái bi kịch đau đớn của con người cô đơn đi giữa đồng loại. Chí chửi mong nhận được sự hồi đáp – dù là sự hồi đáp thấp hèn nhất nhưng cũng không có. Chẳng ai cho Chí chút quan tâm, không ai coi hắn là người. Hắn chửi vào khoảng không bao la của sự vô tình, lạnh lẽo. Hắn chửi thì tai gần miệng đấy, hắn lại nghe. Chỉ còn một thằng say rượu cùng ba con chó dữ. Còn gì thê thảm hơn thân phận của con người ấy – thân phận của con người – vật.

Cái lần đầu tiên ra tù rồi đến nhà Bá Kiến chửi đổng hình như Chí Phèo đã lờ mờ nhận ra kẻ thù đã dìm mình xuống vũng bùn tha hóa. Nhưng ở cái mảnh đất “quần ngư tranh thực” này, trước một Bá Kiến gian hùng, “khôn róc đời”, Chí Phèo thật thảm hại biết bao. Chí không những không trả thù được mà còn trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến – kẻ thù của mình, tiếp nối đời Năm Thọ, Binh Chức. Từ đó Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha hóa, xuống đáy vực của nó để thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Người ta tránh hắn, sợ hắn vì hắn làm bao nhiều việc cướp bóc, đốt phá, làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc ấy trong cơn say triền miên, vô tận, đến nỗi chính hắn không biết về chính bản thân mình. Gương mặt quỷ dữ, hành động tác quái theo kiểu quỷ dữ của Chí đã khiến con đường trở về của Chí cụt lối. Cánh cửa của xã hội lương thiện đã đóng sầm trước mặt hắn khi hắn hồi hương thì đến nay nó được chèn cài kỹ lưỡng, im ỉm như một khối băng. Chí hiện diện như một bóng hình hắc ám đi bên lề cuộc sống của làng Vũ Đại.

Thế nhưng, phía cuối đường hầm vẫn còn chút ánh sáng le lói để Chí hy vọng. Trong cái làng Vũ Đại ấy vẫn còn một con người nhìn đến Chí, không sợ Chí Phèo và luôn đi qua vườn nhà Chí để kín nước. Đó là một người đàn bà khốn nạn, khổ đau, chịu nhiều thiệt thòi – thị Nở. Chao ôi! Sao Nam Cao lại dùng những lời văn lạnh lùng đến tàn nhẫn, mỉa mai để tả người đàn bà khốn khổ ấy? Đã mang một dung nhan “xấu ma chê quỷ hờn”, Thị lại còn dở hơi “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”, mà thị lại còn nghèo nếu trái lại thì ít nhất có một người đàn ông khổ sở. Chưa hết, thị Nở còn có dòng giống mả hủi nên người ta vẫn tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài 30 tuổi Thị vẫn chưa lấy chồng trong khi ở cái làng Vũ Đại người ta kết bạn từ lúc lên tám, lên chín, có con từ lúc 15, không đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Trong tình hình đó ta có thể nói quách thị không có chồng.

 
0
0
Mỹ Hạnh
17/12/2021 15:00:58
+3đ tặng

Đề tài người nông dân từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, là mảnh đất màu mỡ để các nhà thơ, nhà văn đi sâu vào khai thác. Nam Cao là người tiếp cận sau với đề tài, nhưng với ông '' Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới'', bằng tất cả tâm huyết và tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng. Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao đặc biệt là chi tiết bát cháo hành trong truyện đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng về tình cảm con người.

Nam Cao là một người có đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Đằng sau cái bề ngoài vụng về, hiền lành, ít nói là một tâm hồn nóng bỏng, luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu. Ông là người có tấm lòng nhân hậu, có tấm lòng thương yêu đối với những con người nghèo khổ bị áp bức. Mỗi tác phẩm của ông là sự đồng cảm sâu sắc, là sự chia sẻ đầy ân tình đối với những số phận bất hạnh và là sự khẳng định bản chất tốt đẹp bất diệt của người lao động. Tác phẩm của Nam Cao xoay quanh hai mảng đề tài chính là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Với cả hai đề tài, nhà văn đều chú ý đến việc thể hiện tấn bi kịch tinh thần của con người, đó là tấn bi kịch bị tha hoá. Nhân vật của Nam Cao dù là ai cũng đều rơi vào tình trạng bị tha hoá, tất cả vì miếng cơm manh áo, vì bị áp bức, dồn ép đến đường cùng. Nam Cao là nhà văn có tâm huyết và tài năng. Ông đã đưa văn học hiện thực phê phán Việt Nam đến trình độ phát triển mới, góp phần hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá. Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá.

Chi tiết bát cháo hành xuất hiện gần cuối thiên truyện. Khi Chí Phèo uống rượu say và ăn nằm với Thị Nở - một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Sáng ra Thị Nở thương tình, đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí giải rượu. Bát cháo hành là biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại. Có thể bát cháo với mỗi người chỉ là thứ vụn vặt. Cháo ấy chỉ có hành với gạo, có thể không ngon, nhưng chúng ta phải khẳng định bát cháo chan chứa tình người. Một tình người hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi mà Thị Nở dành cho Chí. Cảm giác hạnh phúc vì được yêu thường đã hiện ra qua ý nghĩ vừa sung sướng vừa thương hại trước sự thiệt thòi của người ''suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon''. Thị không chỉ đem cháo tới cho hắn mà còn múc ra bát và giục hắn ăn nóng. Hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương ấy của thị đã khiến Chí ăn năn, thấy lòng thành trẻ con và '' muốn làm nũng thị như mẹ''. Lúc này hắn hiền lành đến khó tin "ôi sao hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người.". Chí Phèo chưa từng biết đến sự chăm sóc của mẹ, nhưng có lẽ tâm trí hắn, mẹ là người đem lại tình yêu thương, sự hiền hậu bao dung, che chở - những điều hắn đang cảm thấy từ Thị Nở. Chí còn thấy đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm.

Bát cháo hành Thị Nở như một liều tiên dược vừa giải cảm vừa giải độc. Cháo hành đã tẩy ố đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt quá, những kẻ vô nhân tính như cha con nhà Bá Kiến làm sao mà biết được. Đó là hương vị của tình người, hương vị của tình yêu. Hắn ăn cháo hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Chí Phèo quen sống với một kiểu định nghĩa "Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực sự hóa thân vào con quỷ dữ...". Mỗi miếng ăn hằng ngày của Chí đều có máu và nước mắt của những người dân lương thiện làng Vũ Đại. Nhưng hôm nay cái triết lí sống đấy của Chí dường như đã thay đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội lại hắn trong hương cháo hành của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia. Hắn hiểu rằng người ta sống với nhau không chỉ bằng tội ác mà còn bằng cả tình thương yêu nữa.

Hương cháo là hương cuộc đời, hương tình yêu mà từ trước đến nay chưa ai cho Chí cả...Bát cháo hành giản dị nhưng bao nhân tính chứa ẩn, nó giữ chân Chí Phèo đứng lại ở bờ của phần người...Từ một con quỷ, nhờ Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, thô kệch, xấu xí cũng đủ làm sống dậy cả một bản tính nơi Chí. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kì diệu biết nhường nào! Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở về với lương thiện.

Nhưng bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm. Sau năm ngày ở với Chí, Thị Nở bỗng nhớ ra mình còn bà cô và quyết quay về xin ý kiến. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, thị cũng chửi lại bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng bỏ về. Chí níu kéo nhưng bị Thị xô đẩy, Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của bát cháo hành. Hắn không say, vị ngọt của tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. Cuối cùng hắn lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành không cho phép hắn trở lại con đường cũ, cuộc sống của con quỷ dữ. Hắn trở về lương thiện chỉ có thể bằng tự sát. Bát cháo hành gọi dậy con người trong Chí để nó thức dậy dù đau khổ, bi kịch. Bát cháo hành chính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đọa đầy.

Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu đó là những định kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con người… Qua đó nhà văn cũng gióng lên một hồi chuông khẩn thiết đòi thay máu cho xã hội để ít nhất con người được sống lương thiện. Bát cháo hành là một chi tiết đặc sắc đã góp phần làm nên “nhà văn lớn” Nam Cao. Tác phẩm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi tiết nghệ thuật ấy vẫn còn mãi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư