Câu 1.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Câu 2.
- Đoạn thơ được trích từ tác phẩm......
- Tác giả là Xuân Quỳnh
Câu 3.
* Hoàn cảnh sáng tác:
-Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.
* Theo thể thơ:
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (mỗi câu có 5 chữ).
Vần được sử dụng linh hoạt.
Hình ảnh chân thực, bình dị.
Câu 4.
- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ. Bỗng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về bên tác giả.
Câu 5.
Điệp ngữ ''nghe'' cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ
- Tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.
Câu 6.
Từ âm thanh tiếng gà trưa em hiểu tình cảm, lòng yêu nước,nhớ và thương bà,nhớ đến ổ trứng đang trỗi dậy trong lòng nhân vật.
Câu 7
- Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).
- Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu.