Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Người không chỉ là một nhà cách mạng, một danh nhân văn hóa thế giới, mà Người còn là một nhà thơ vói tâm hồn nghệ sĩ, chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Tâm hồn ấy đã được Bác thể hiện ở bài thơ "Cảnh khuya" được viết vào năm 1947 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ của dân tộc ta.
Bài thơ "Cảnh khuya" không chỉ tái hiện một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc mà còn thể hiện tâm sự của chính tác giả trong hai câu thơ cuối:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Đêm đã khuya,vậy mà Bác còn chưa ngủ, bóng Bác đổ dài theo ánh trăng, in xuống mặt đất, lồng vào bóng trăng, bóng hoa. Tưởng như chính cảnh khuya đang vẽ lên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Nhưng Bác chưa ngủ không phải chỉ để ngắm trăng, mà Bác trăn trở, lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Cảnh dù có đẹp, nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm của một lãnh tụ cách mạng đối với dân,với nước. Hai câu thơ cuối cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác
Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện một tình yêu nước sâu nặng của Hồ Chí Minh. Trong câu thơ, Bác đã sử dụng thành công nhiều từ láy gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng sáng tạo và những hình ảnh thơ vừa mang sắc cổ điển, vừa bình dị, gần gũi. Tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạng và hiện thực được kết hợp hài hòa. Hai câu thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, tình yêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác. Đồng thời đưa "Cảnh khuya"trở thành tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
"Cảnh khuya" là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợ hài hòa giữa màu sắc cổ điển và màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại. Mặc dù bài thơ đã ra đời trong thời kì kháng chiến nhưng nó vẫn sống mãi trong lòng độc giả và bao thế hệ yêu thơ.
chúc bạn học tốt!