Câu 01:
Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước
A.
Cộng hòa đại nghị
B.
Quân chủ chuyên chế
C.
Cộng hòa tổng thống
D.
Quân chủ lập hiến
Đáp án của bạn:
Câu 02:
Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A.
Tài chính- ngân hàng
B.
Thương mại- dịch vụ
C.
Nông nghiệp
D.
Công nghiệp
Đáp án của bạn:
Câu 03:
Nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng năm 1917 không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A.
Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.
B.
Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
C.
Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.
D.
Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
Đáp án của bạn:
Câu 04:
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?
A.
Đảng Men-sê-vích
B.
Đảng Bôn-sê-vích
C.
Đảng công nhân xã hội Nga
D.
Đảng cộng sản Nga
Đáp án của bạn:
Câu 05:
Tác dụng lớn nhất mà Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm 1932-1939 là
A.
Nâng cao vị thế của Mĩ trên trường quốc tế
B.
Xoa dịu những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ
C.
Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản
D.
Khôi phục nền sản xuất đạt mức trước khủng hoảng
Đáp án của bạn:
Câu 06:
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là ?
A.
Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa.
B.
Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
C.
Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
D.
Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Đáp án của bạn:
Câu 07:
Ý nào sau không phản ánh đúng tác dụng của chính sách kinh tế mới đối với Liên Xô?
A.
Đời sống nhân dân được cải thiện và ổn định hơn.
B.
Tạo cơ sở cho Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C.
Khôi phục và phát triển kinh tế công, nông nghiệp.
D.
Đưa nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Đáp án của bạn:
Câu 08:
Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A.
Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
B.
Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân
C.
Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
D.
Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ
Đáp án của bạn:
Câu 09:
Theo em từ hậu quả của chiến tranh thế giới thứ I, em rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?
A.
đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh để bảo vệ sự sống của con người
B.
Giải quyết mọi bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình.
C.
Cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới
D.
Phải biết kìm chế trước nguy cơ xảy ra chiến tranh,nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Đáp án của bạn:
Câu 10:
Vì sao Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A.
Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ
B.
Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác
C.
Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa
D.
Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu
Đáp án của bạn:
Câu 11:
Ý nào phản ánh đúng hậu quả nặng nề nhất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 đối với con người?
A.
Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy. Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ.
B.
Đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, bản đồ thế giới bị chia lại.
C.
Bùng nổ phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D.
38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa. Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.
Đáp án của bạn:
Câu 12:
Chính sách mà nước Mĩ thực hiện trong những năm 1929-1933 để thoát khỏi khủng hoảng có tên là
A.
Chính sách kinh tế mới
B.
Phát xít hóa bộ máy nhà nước
C.
Chính sách mới
D.
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa
Đáp án của bạn:
Câu 13:
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A.
Cuộc biểu tình của vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat
B.
Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố
C.
Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng
D.
Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị
Đáp án của bạn:
Câu 14:
Ý nào sau đây không phải là nội dung trong chính sách kinh tế mới ?
A.
Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng thuế lương thực cố định.
B.
Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
C.
Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
D.
Cho phép tư nhân được mở xí nghiệp nhó và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh.
Đáp án của bạn:
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những nét chính trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.
Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng
B.
Hai phe chuyển sang duy trì thế cầm cự từ năm 1916
C.
Phe liên minh chiếm ưu thế trong thời gian đầu
D.
Chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu
Đáp án của bạn:
Câu 16:
Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
A.
H. Huvơ
B.
H.Truman
C.
Aixenhao
D.
Ph. Rudơven
Đáp án của bạn:
Câu 17:
Đêm ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?
A.
Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi
B.
Lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng.
C.
Quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ.
D.
Lê-nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
Đáp án của bạn:
Câu 18:
Nguyên nhân khách quan tác động khiến Nhật Bản tiến hành Duy tân đất nước là:
A.
Nhật Bản Bị các nước đế quốc xâm lược và thống trị.
B.
Nhật Bản lâm vào khủng hoảng chính trị
C.
Nhật Bản muốn thoát khỏi tìng trạng phong kiến lạc hậu.
D.
Các nước tư bản phương Tây tăng cường can thiệp vào Nhật Bản đòi “mở cửa”.
Đáp án của bạn:
Câu 19:
Đức, Áo- Hung và Italia là những nước thuộc trong phe nào?
A.
phe Đồng minh
B.
phe Hiệp ước
C.
phe Liên minh
D.
phe Trục
Đáp án của bạn:
Câu 20:
Vì sao gọi là cuộc chiến tranh thế giới?
A.
Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.
B.
Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
C.
Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia.
D.
Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh,