Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Tóm tắt bài văn trên!

“Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một trong số những bài thơ viết về tình cảm bà cháu. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ.

Tiếng gà trưa xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Mở đầu bài thơ, âm thanh tiếng gà vang lên đã khơi gợi cho người chiến sĩ nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Trên đường hành quân xa xôi, người chiến sĩ dừng lại bên xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Thì tiếng gà bỗng vang lên: “Cục… cục tác cục ta” - đó là thứ âm thanh đã quá quen thuộc ở bất cứ làng quê nào của Việt Nam. Tiếng gà ấy đã gợi dậy trong lòng trong thật nhiều cảm xúc. Từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần cùng với những hình ảnh “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi” và “gọi về tuổi thơ”. Âm thanh ấy đã đánh thức không gian yên tĩnh ban trưa, khiến người chiến sĩ bớt mệt mỏi và gợi lại những kỉ niệm của tuổi thơ sống bên bà.

Tiếp đến người cháu đã nhắc lại những kỉ niệm về những năm tháng gian khổ mà ấm áp khi sống bên bà:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Nhớ về bà là nhớ về hình ảnh đàn gà mà bà vẫn ngày đêm vất vả chăm sóc. Hình ảnh đàn gà vốn rất thân quen trong cuộc sống nông thôn. Nhưng khi đi vào thơ Xuân Quỳnh, nó lại trở nên thật thơ mộng. Đó là chị gà mái mơ khắp mình có những chiếc lông trắng, hay con gà mái vàng lông óng như màu của ánh nắng. Thật tràn đầy sức sống!

Không chỉ vậy, đó còn là kỷ niệm đáng nhớ về một lần bị bà mắng nữa:

“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”

Đứa cháu khi ấy còn nhỏ nên ngây thơ tin lời bà mắng, lòng đầy những lo lắng về lấy chiếc gương soi. Rồi “tiếng gà” còn gợi nhắc về hình ảnh một người và tần tảo sớm hôm chăm sóc từng quả trứng, mong sao trời không làm sương muối, để đàn gà được khỏe mạnh. Cuối năm bà đem bán lấy tiền thì cháu sẽ có quần áo mới để mặc:

“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Cả cuộc đời của bà đã quá lo cho con, cho cháu. Để rồi quên đi những mệt nhọc vất vả của bản thân. Bà chăm sóc đàn gà, nâng niu chúng để cuối năm bán lấy tiền mua quần áo mới cho đứa cháu của mình.

Khổ thơ cuối cùng đã bộc lộ tình cảm sâu sắc của người chiến sĩ dành cho bà của mình:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Tiếng gà trưa đã mang đến cho cháu thật nhiều kỉ niệm, nhưng đẹp nhất vẫn là những kỉ niệm khi sống bên bà. Hôm nay, khi cháu đã trưởng thành, tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Người cháu chiến đấu không ngại gian khổ cũng chỉ vì “lòng yêu Tổ quốc” - tình yêu nước, “yêu xóm làng thân thuộc” - tình yêu quê hương và quan trọng nhất là “vì bà” - tình cảm gia đình. Một mục đích chiến đấu thật cao cả biết nhường nào.

Như vậy, khi đọc bài thơ “Tiếng gà trưa”, người đọc đã cảm nhận được tình cảm bà cháu sâu sắc. Tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm cho tình cảm yêu nước trở nên sâu sắc.
Tóm tắt bài văn trên!

0 trả lời
Hỏi chi tiết
139

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo