Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nền giáo dục thời Lý có gì khác so với thời Trần ( không phải thời Lý Trần và Lê Sơ)

Nền giáo dục thời Lý có gì khác so với thời Trần ( không phải thời Lý Trần và Lê Sơ) ai làm dc đầy đủ tick điểm tối đa tặng 100 xu
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
372
1
1
Meoww
24/12/2021 17:10:37
+5đ tặng

Giáo dục thời Trần có những điếm khác so với thời Lý

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Gnghi
24/12/2021 17:11:06
+4đ tặng
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Giáo dục thời Lý-Trần:
Thời đầu Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công Uẩn đã học ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.
Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế.
Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần. Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Năm 1236, đặt chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần [chức quan tư pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.
Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số trường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan (được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”.
Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là người đỗ đầu Thái học sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một âm mưu chống Nho học của các thế lực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn lại. Cả triều Lý có 3 khoa thi. Năm 1195, nhà Lý có mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần.
Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, dự yến tiệc, được dẫn đi thăm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi).
Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách). Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và được sắp xếp lại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.
Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào môn toán và viết chữ.
Chúc bn học tốt
Gnghi
Chấm điểm cho mình nha
1
0
Bạch Tiên
24/12/2021 17:17:28
+3đ tặng
Nền giáo dục thời Lý có gì khác so với thời Trần : 
Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chon quan lại. Nhà nước quan tấm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nề nếp và quy cũ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám đánh giấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
1
0
Trúc Linh
24/12/2021 17:22:11
+2đ tặng

Khác với thời Lý – Trần:

  • GD thời Lê Sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển GD như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).
  • Thời Lý- Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.
  • Thời Lê Sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.
  • Thời Lý- trần, đạo phật rất được trọng dụng.
  • Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
  • Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê Sơ cũng đạt được những thành tựu mới

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×